6 lưu ý mới nhất về chế độ ăn uống sau đột quỵ phòng ngừa tái phát

6 lưu ý mới nhất về chế độ ăn uống sau đột quỵ phòng ngừa tái phát
Việc thay đổi chế độ ăn sau đột quỵ vừa giúp cơ thể thích nghi với tình trạng sức khoẻ và giảm nguy cơ đột quỵ tái phát sau này.

Theo nghĩa đen, bạn đều có thể hưởng lợi ích từ một chế độ ăn uống lạnh mạnh, bao gồm bất cứ tình trạng sức khoẻ nào. Trong đó, việc có những thay đổi tích cực trong chế độ ăn uống giúp người sau đột quỵ nhanh phục hồi và ngăn ngừa một cơn đột quỵ khác xảy ra.

Mọi thứ mà bạn ăn đều ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh còn giúp quản lý huyết áp, giảm cholesterol, giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 và ổn định cân nặng khoẻ mạnh - cả 4 yếu tố này đều cực kì quan trọng với người bị đột quỵ.

6 lưu ý mới nhất về chế độ ăn uống sau đột quỵ

Dưới đây là 10 lời khuyên về chế độ ăn uống sau đột quỵ mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý, bạn có thể nhận lời khuyên từ bác sĩ điều trị và chuyên gia dinh dưỡng nếu có bất kì tình trạng dị ứng tiềm ẩn nào.

1. Cắt giảm muối

Ăn quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể giữ nước, gây tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ cũng như tái phát đột quỵ.

Mặc dù lượng natri khuyến nghị nên ít hơn 2.400 mg/ngày nhưng với người mắc bệnh tim mạch thì lượng natri thậm chí cần phải thấp hơn mức này, chẳng hạn như không quá 2.000 mg/ngày. Ngoài việc loại bỏ các thực phẩm chế biến sẵn, giảm lượng muối thêm vào thức ăn thì đừng bỏ qua những nguồn muối tiềm ẩn khác như muối tỏi, muối hành, sốt salad, sốt teriyaki,... và thay bằng những loại thảo mộc và gia vị không muối để thêm hương vị cho món ăn.

6 lưu ý mới nhất về chế độ ăn uống sau đột quỵ phòng ngừa tái phát - Ảnh 2.

Ăn quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể giữ nước, gây tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ cũng như tái phát đột quỵ (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Muối hầm là gì? Quy trình làm muối hầm và tác dụng của loại muối này đối với sức khỏe

Các loại thực phẩm chống đột quỵ và đau tim bạn nên ăn thường xuyên

2. Cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn

Để giữ cho trái tim khoẻ mạnh và giảm nguy cơ đột quỵ tái phát thì muối không phải là gia vị duy nhất bạn cần giảm bớt. Chất béo chuyển hoá và chất béo bão hoà có liên quan tới hàm lượng cholesterol cao và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Với người sau đột quỵ, để giảm cholesterol hãy chú ý tới các chất béo không lành mạnh trong chế độ ăn của bạn. Tốt nhất, hãy cắt các thực phẩm siêu chế biến như xúc xích, pepperoni, bánh mì trắng, bánh quy giòn, đồ ăn nhẹ có đường và vị mặn, kẹo, soda, gà rán, khoai tây chiên, bỏng ngô,...

6 lưu ý mới nhất về chế độ ăn uống sau đột quỵ phòng ngừa tái phát - Ảnh 3.

Chất béo chuyển hoá và chất béo bão hoà có liên quan tới hàm lượng cholesterol cao và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (Ảnh: Internet)

3. Ăn nhiều thực phẩm toàn phần (whole foods)

Whole foods là các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến 1 cách ít nhất có thể. Thông thường các loại thực phẩm này sẽ không được "độ" thêm những thành phần khác như muối đường, chất béo, màu nhuộm, chất "chống oxy hóa" (chất bảo quản), chất độn,...

Thực phẩm toàn phần có thể là hoa quả, rau, thịt gia cầm, protein nạc, cá (đặc biệt là các loại cá có dầu như cá hồi, cá trích, cá thu), ngũ cốc nguyên hạt (như yến mạch, gạo nâu,..), các loại đậu, các loại hạt,...

Người sau đột quỵ nên thêm thực phẩm toàn phần vào mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ để lành mạnh hoá bữa ăn.

6 lưu ý mới nhất về chế độ ăn uống sau đột quỵ phòng ngừa tái phát - Ảnh 4.

Ưu tiên thay thế thịt đỏ bằng thịt gia cầm hoặc cá trong chế độ ăn sau đột quỵ (Ảnh: Internet)

4. Chọn các thực phẩm giàu chất xơ

Là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, chất xơ có lợi trong việc giảm cholesterol cũng như nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói chung.

Chất xơ hoà tan được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như yến mạch; các loại đậu; rau củ; trái cây như táo, lê, cam quýt; các loại hạt như hạt chia, hạnh lanh,.. Đừng quên lượng chất xơ mà bạn tiêu thụ không chỉ tác động tích cực tới lượng cholesterol và nguy cơ đột quỵ mà chế độ ăn giàu chất xơ còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, quản lý cân nặng và rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ khác.

5. Lưu ý khác

- Học cách đọc nhãn thành phần sản phẩm

Mặc dù nhiều sản phẩm được gắn nhãn ít muối và lành mạnh nhưng người sau đột quỵ cần học cách đọc và so sánh các nhãn sản phẩm với nhau để hiểu rõ hơn về loại thực phẩm nào thực sự có hàm lượng muối thấp.

- Thông minh hơn trong lựa chọn các món ăn nhẹ

Bệnh nhân sau đột quỵ thường có xu hướng chia nhỏ bữa ăn để cơ thẻ dễ hấp thụ và bữa ăn nhẹ lành mạnh không bao gồm đường bổ sung hay muối cùng các chất phụ gia khác là lựa chọn cần được ưu tiên thay vì các loại đồ ăn như khoai tây chiên, bánh quẩy chiên, bánh gạo,... 

- Để vị giác có thời gian thích nghi

Không phải bất cứ ai khi thực hiện chế độ ăn giảm muối và khẩu vị nhẹ nhàng hơn đều có thể thích nghi ngay từ đầu. Có thể mất một khoảng thời gian để vị giác của bạn có thể làm quen và điều chỉnh theo chế độ ăn uống hiện tại.

6. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhai nuốt sau đột quỵ

Nhiều người gặp phải các biến chứng sau đột quỵ khiến chức năng nhai nuốt bị ảnh hưởng. Trường hợp này, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để có thể lên một kế hoạch ăn uống đủ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của bạn - cũng như giảm tối đa nguy cơ bị suy dinh dưỡng sau đột quỵ.

Theo Everyday Health, có khoảng 20% bệnh nhân sau đột quỵ bị suy dinh dưỡng do nhai nuốt khó khăn cũng như không có chế độ ăn uống phù hợp. Gia đình người bệnh nên bổ sung các loại sinh tốt nhiều rau và trái cây, ít đường; hầm nhừ các loại rau và thịt để người bệnh dễ nhai và tiêu hoá hơn.

Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn ở người sau đột quỵ giúp phục hồi và giảm nguy cơ đột quỵ tái phát sau này. Đột quỵ là một vấn đề sức khoẻ dễ gặp phải ở người lớn tuổi khi thời tiết giao mùa hoặc trở lạnh.

HƯỚNG DẪN PHÒNG TRÁNH ĐỘT QUỴ TÁI PHÁT KHI GIAO MÙA

Giao mùa là thời điểm có sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm và áp suất khiến người đang sẵn có các vấn đề sức khoẻ như tim mạch không điều chỉnh kịp với sự thay đổi này. Để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, đột quỵ tái phát khi giao mùa cần lưu ý:

1. Điều trị bất kì vấn đề sức khoẻ nào đang xảy ra

Các vấn đề sức khoẻ hiện tại có thể góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ, đột quỵ tái phát khi giao mùa. Các vấn đề này bao gồm: tăng huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường type 2,...

Tuân thủ theo đơn thuốc mà bác sĩ chỉ định, theo dõi và kiểm tra huyết áp - đường máu thường xuyên cũng như tái khám định kì để phát hiện sớm những bất thường cũng như có các can thiệp phù hợp.

2. Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống lành mạnh là chế độ ăn hạn chế muối, thịt đỏ, hạn chế thực phẩm chiên rán, hạn chế các chất kích thích như rượu bia thuốc lá. Đồng thời ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá, thịt gia cầm, protein nạc, tráu cây và rau củ giàu chất xơ hoà tan,...

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên tối thiểu 30 phút mỗi lần tập và 3 - 4 lần mỗi tuần giúp hỗ trợ quá trình lưu thông máu hiệu quả, ổn định cân nặng góp phần giảm nguy cơ đột quỵ tái phát.

Tuy nhiên vào thời điểm giao mùa, cần tránh tập thể dục ngoài trời vào sáng sớm và đêm muộn - thời điểm có sự chênh lệch nhiệt độ lớn. Ngoài ra, nếu tập thể dục ngoài trời, cần mặc nhiều lớp áo giữ ấm để có thể cởi bỏ dần dần khi tập và đừng quên khởi động kĩ trước khi tập luyện.

4. Giấc ngủ

Ngủ đủ giấc, vệ sinh giấc ngủ sạch sẽ, ngủ trong phòng kín gió. Tuyệt đối không thức khuya. Nếu bạn bị mất ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn điều chỉnh phù hợp. Mất ngủ gây căng thẳng thần kinh và có liên quan tới đột quỵ tái phát.

Nguồn dịch: 10 Tips for Changing Your Diet After a Stroke


Tác giả: Allen