Ung thư cổ tử cung có lây không, có di truyền không là mối quan tâm của rất nhiều người bị bệnh. Câu hỏi trên là của một bạn nữ có mẹ bị ung thư cổ tử cung bị xa lánh vì cho rằng "ung thư cổ tử cung có lây không những thế còn có thể dễ dàng lây nhiễm".
Liệu ung thư cổ tử cung có lây không? Con đường lây nhiễm ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi từ 35 trở lên và một trong những nguyên nhân gây bệnh là do virus HPV. Tuy nhiên thì virus này cần tới hàng chục năm mới có thể gây bệnh. Nếu như tính theo tính chất bắc cầu này thì việc nhiễm virus HPV từ người khác có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung còn người đã mắc ung thư cổ tử cung rồi thì không lây bệnh cũng như không di truyền.
Virus HPV là một loại virus nguy hiểm có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, cụ thể như sya:
Virus HPV chủ yếu sống trong môi trường của cơ quan sinh dục ở cả nam giới và nữ giới. Chính vì thế mà thói quen sinh hoạt tình dục không an toàn như miệng, hậu môn hay việc tiếp xúc da phần cơ quan sinh dục của người nhiễm HPV cũng có thể tăng khả năng nhiễm bệnh ở người lành.
Tỷ lệ lây nhiễm virus HPV gây ung thư cổ tử cung qua đường tình dục chiếm tới 40% và thậm chí là theo thống kê tại Mỹ có khoảng 50% dân số Mỹ sinh hoạt tình dục không an toàn và có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung do đây được đánh giá là con được phổ biến nhất cũng như con đường nhanh nhất cho việc lây nhiễm.
Mẹ bị bệnh ung thư cổ tử cung và có virus HPV tồn tại ở môi trường trong âm đạo nếu sinh con bằng đường âm đạo thì bé cũng có nguy cơ bị lây bệnh. Điều đặc biệt là khi mang thai mẹ bị nhiễm virus HPV không gây ra sẩy thai, sinh non và biến chứng thai nhi.
Thực tế thì có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tỷ lệ lây nhiễm này khá thấp và không đáng kể nhưng vẫn có nên các bà mẹ mang thai bị chẩn đoán nhiễm HPV cần phải lưu ý.
Người mẹ nhiễm HPV sinh dục có thể sinh con ở ngã âm đạo chứ không cần phải mổ bắt thai. Ngay cả khi trẻ sinh ra bị nhiễm Virus HPV từ mẹ, thông thường cơ thể trẻ có khả năng tự đẩy lùi virus. Trường hợp người mẹ dương tính với các loại HPV nguy cơ cao, bác sĩ cần theo dõi suốt thai kì để quan sát sự thay đổi của mô cổ tử cung.
Trong một số trường hợp virus HPV còn có thể lây lan qua dụng cụ cắt móng tay, những vết thương hở... do đó những đối tượng trên cần hết sức chú ý, đi khám định kỳ thường xuyên là giải pháp tốt nhất để kiểm soát bệnh sớm.
Ngoài ra còn một số con đường lây nhiễm ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra như sử dụng chung quần áo lót, lây qua kềm dùng để bấm lúc sinh thiết hay găng phẫu thuật,...
Để ngăn chặn ung thư cổ tử cung, có thể dự phòng cấp 1 thông qua tiêm vắc-xin chủng ngừa virus HPV cho các cô gái từ 9-26 tuổi (lưu ý ngừa virus không phải ngừa ung thư) và dự phòng cấp 2 bằng lịch tầm soát định kỳ bắt đầu từ 21 tuổi khi đã có quan hệ tình dục.
=>Có thể bạn quan tâm:
Ung thư cổ tử cung và 5 sai lầm thường gặp
Bảo vệ cổ tử cung từ sớm bằng cách tránh làm 8 điều này
Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất. Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn. Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/