Ung thư cổ tử cung và 5 sai lầm thường gặp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Ung thư cổ tử cung và 5 sai lầm thường gặp
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư gây tử vong ở nữ giới hàng đầu hiện nay. Nhưng cũng có không ít quan điểm sai lầm về căn bệnh này khiến nhiều người bị những lầm tưởng không nên có dẫn tới những hậu quả không hay. Dưới đây là các quan điểm sai lầm phổ biến về ung thư cổ tử cung.

1. Ung thư cổ tử cung không thể phòng tránh

Các bệnh ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung, trước đây được coi là bệnh hiểm nghèo. Người bệnh phải điều trị rất cực nhọc, tốn kém nhưng kết thường xấu, người bệnh sẽ suy kiệt dần rồi dẫn đến tử vong. Chính vì lẽ đó mà mọi người thường xem bệnh ung thư là một căn bệnh không thể phòng tránh được.

Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển và tiến bộ của y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra được nguyên nhân của nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung , và tìm ra được vắc-xin ngừa virus HPV- một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung, cũng như các phương pháp phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

2. Ung thư cổ tử cung là bệnh di truyền

Từ kết quả của những cuộc khảo sát kiến thức cộng đồng có thể nhận thấy đa số người được hỏi đều cho rằng ung thư cổ tử cung là bệnh do di truyền, có nghĩa là trong gia đình nếu có bà, mẹ, chị,... bị mắc ung thư cổ tử cung thì thế hệ sau cũng có nguy cơ bị mắc bệnh này. 

Tuy nhiên, trên thực tế, ung thư cổ tử cung không phải là bệnh di truyền. Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung đã được xác định là do nhiễm virus HPV- một loại virus gây u nhú ở người có tỉ lệ lây nhiễm rất cao qua đường tình dục.

Ung thư cổ tử cung và 5 sai lầm thường gặp - Ảnh 2.

Nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung được xác định là do virus HPV (Ảnh: internet)

Trước đây, người ta thường ghi nhận rằng ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở những phụ nữ có quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình, bạn tình có quan hệ với nhiều người, sinh đẻ nhiều hoặc vệ sinh cá nhân kém. Tuy nhiên, y học ngày nay đã chỉ ra rằng những nhân tố đó là những nhân tố làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV.

Theo đó, loại virus này chủ yếu lây truyền qua các đường gồm: đường tình dục. sử dụng chung đồ dùng cá nhân như đồ lót, chăn màn,..., sử dụng dụng cụ y tế không bảo đảm vô trùng và lây truyền từ mẹ sang con. Ngoài ra, nhiễm virus HPV là nhiễm trùng đường sinh dục phổ biến nhất ở phụ nữ. Vì vật, ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào và bất kỳ lứa tuổi nào.

3. Nhiễm virus HPV sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung?

Có không ít phụ nữ lo lắng khi biết bản thân mình bị nhiễm virus HPV, bởi như thế đồng nghĩa với việc họ sẽ bị ung thư cổ tử cung. 

Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn chưa chính xác bởi không phải cứ nhiễm virus HPV là sẽ bị ung thư cổ tử cung. Các nhà khoa học đã chứng minh chỉ có những chủng virus HPV nguy cơ cao mới có khả năng sinh ung thư cổ tử cung. Cụ thể, có khoảng 20/100 chủng virus gồm: các chủng 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58,... Hơn nữa, không phải nhiễm HPV nhóm nguy cơ cao là chắc chắn dẫn đến ung thư. Chỉ khi nào bệnh nhân bị nhiễm virus trên 2 năm thì mới có nguy cơ cao dẫn tới ung thư cổ tử cung sau này.

4. Đã tiêm vắc-xin ngừa virus HPV thì không cần khám tầm soát

Vắc-xin ngừa virus HPV gây ung thư cổ tử cung là một thành tựu to lớn của y học, bởi việc tiêm ngừa vắc- xin sẽ khống chế được căn bệnh nguy hiểm ung thư cổ tử cung. Vì vậy, có không ít chị em chủ quan khi đã tiêm chủng ngừa virus HPV. 

Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng virus HPV là nguyên nhân gây ra khoảng 70% các ca ung thư cổ tử cung, nhưng nguyên nhân thì y học vẫn còn đang nghiên cứu. Vì vậy, việc khám phụ khoa định kỳ và tầm soát ung thư bằng PAP SMEAR ít nhất một năm một lần là rất cần thiết đối với các chị em, nhất là những người đã có quan hệ tình dục nhằm kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường để có thể điều trị kịp thời.

5. Không cần thiết chủng ngừa HPV sớm

Nhiều người cho rằng ung thư cổ tử cung chỉ xảy ra ở những phụ nữ trưởng thành. Bởi vậy, những người chưa đến tuổi trưởng thành không cần thiết phải tiêm chủng ngừa HPV sớm. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là quan niệm sau lầm, bởi cũng giống như mọi loại vắc-xin khác, vắc-xin ngừa virus HPV gây ung thư cổ tử cung nên tiêm vào thời điểm cá nhân chưa bị nhiễm bệnh, khi đó vắc-xin sẽ phát huy tối đa hiệu quả giúp hệ miễn dịch nhân diện và tiêu hủy virus HPV trước khi chúng xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.       

=> Có thể bạn quan tâm: 

 7 nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

 Tại sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ?

Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất. Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn. Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Ung thư cổ tử cung và 5 sai lầm thường gặp - Ảnh 5.


Tác giả: DNA