PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Để có vắc-xin cho COVID-19 nhanh nhất phải là 1 năm

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Để có vắc-xin cho COVID-19 nhanh nhất phải là 1 năm
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh như hiện nay, ngày càng có nhiều thắc mắc được đặt ra xoay quanh chủ đề về COVID-19, đặc biệt là câu hỏi "bao giờ có vắc-xin". Nắm bắt được những băn khoăn này của người dân, mới đây, PGS.TS Nguyễn Huy Nga đã có bài viết giải đáp.

Trước tình hình bệnh dịch đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam, ngày càng có nhiều thắc mắc được đặt ra xoay quanh COVID-19. Mới đây, PGS.TS Nguyễn Huy Nga đã có bài viết để giải đáp những thắc mắc này cho người dân.

Bạn Trần Thị Thu Hà: Thưa bác sĩ, việc cách ly 14 ngày tại các địa điểm cách ly tập trung là ở chung hay ở riêng ạ? Những người trong khu cách ly sẽ được chăm sóc sức khỏe thế nào, đặc biệt trong trường hợp phát hiện dương tính? Khi nào thì họ sẽ được đưa vào bệnh viện điều trị ạ?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Tùy theo điều kiện cụ thể của khu cách ly, tốt nhất là một người một phòng. Nếu điều kiện không cho phép thì phải ở chung, nhưng cơ sở và cá nhân người được cách ly phải tuân thủ theo quy định của BYT về phòng lây nhiễm trong khu tập trung để đảm bảo không có lây chéo.

Những người cách ly được y tế đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ít nhất 2 lần/ngày, ghi nhận kết quả vào mẫu theo dõi sức khỏe.

Khi bị mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh thì sẽ được chuyển đến cơ sở y tế được chỉ định để quản lý, điều trị và lấy mẫu xét nghiệm.

Bạn Nguyễn Thị Liên Vy: Những người thuộc diện có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính, mà hiện tại đo thân nhiệt không sốt, nhưng không thực hiện cách ly thì sẽ phải làm thế nào hả bác sĩ?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Đây là đối tượng bắt buộc phải cách ly. Chính quyền địa phương sẽ có biện pháp bắt buộc cách ly.

Bạn Lê Ngọc Ánh: Hiện tại em đang có triệu chứng ho, tức ngực đau đầu nhẹ, có phải em bị nhiễm corona không bác sĩ?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Bạn phải xem mình có tiếp xúc gần với bệnh nhân hoặc người nghi ngờ bị bệnh COVID-19 có đi từ vùng dịch về không? Nếu có, tốt nhất là đi khám tại cơ sở y tế.

Bạn Lý Phương Mai: Chào bác sĩ, mình muốn tìm hiểu triệu chứng của người vừa nhiễm virus Sars-CoV2 là như thế nào? Và thường thì mấy ngày sau khi bị nhiễm thì xét nghiệm mới cho kết quả dương tính?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Khi phát bệnh, các triệu chứng lâm sàng ban đầu hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ. Một số trường hợp có thể có đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy, mất khứu giác. Những trường hợp nặng xuất hiện viêm phổi; khó thở do viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS); suy chức năng các cơ quan. Tuy nhiên có bệnh nhân không có triệu chứng gì rõ ràng.

Thông thường thì xét nghiệm sau ngày thứ 5 sau khi bị nhiễm sẽ cho kết quả dương tính.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Để có vắc-xin cho COVID-19 nhanh nhất phải là 1 năm - Ảnh 3.

Nguyễn Ly: Thưa bác sĩ, nếu có những biểu hiện như ho khan, sốt, mệt mỏi thì có nên tự đi bệnh viện không ạ?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Bạn gọi đường dây nóng 19009095 hoặc 190093228 tư vấn rồi đi khám tại cơ sở y tế.

Lê Thị Ngọc Chung: Thưa bác sĩ, tại sao vẫn chưa thể có vacxin ạ? Để có vắc xin thì cần mất bao nhiêu thời gian? Từ bây giờ đến lúc có vacxin, phải chăng chúng ta chỉ có thể ngăn virus lây lan cộng đồng mà không có cách điều trị nào khác?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Để sản xuất ra vắc xin dùng cho cộng đồng cần có thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, cấp phép. Cụ thể là nghiên cứu tính miễn dịch, quy trình công nghệ chế tạo, nghiên cứu tính an toàn, thử trên động vật, thử trên người tình nguyện, xin cấp phép sản xuất, cấp phép bán ra thị trường khi đảm bảo độ an toàn tuyệt đối. Để có vắc xin nhanh nhất phải là 1 năm.

Đến lúc có vắc xin thì biện pháp hiệu quả nhất là ngăn ngừa virus lây lan trong cộng đồng. Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thuốc điều trị hỗ trợ giảm triệu chứng và chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân nguy kịch.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Để có vắc-xin cho COVID-19 nhanh nhất phải là 1 năm - Ảnh 4.

Trần Đoàn Thu Ngân: Bác sĩ ơi, đau họng như nào thì biết là nhiễm Covid ạ? Dấu hiệu của ngày đầu bị nhiễm là gì ạ? Triệu chứng nhiễm ban đầu là ho có đờm hay không có đờm ạ?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Đau họng là triệu chứng của nhiều bệnh. Muốn biết có nhiễm COVID-19 hay không phải điều tra dịch tễ và xét nghiệm tìm virus. Dấu hiệu phát bệnh thường là ho, sốt, khó thở. Thông thường là ho khan nhưng đôi khi có người ho có đờm.

Bluemoon: Thưa bác sĩ, tôi không ho, không chảy mũi, nhưng đau rát họng kéo dài hơn 1 tuần nay, lúc nhẹ lúc nặng. Tôi cần phải làm gì?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Bạn phải đi khám bác sĩ ở cơ sở y tế.

Mk_ngoclan: Cháu bị ho và rát họng được 4 tuần rồi, chủ yếu vào ban đêm kéo dài 1 lúc rồi thôi vì họng khô. Cháu không sốt, không mệt mỏi hay khó thở. Cháu cố gắng uống nhiều nước nhưng chưa thấy đỡ, khô họng rất khó chịu, cháu có cần đi xét nghiệm không ạ?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Trước tiên cháu phải đi khám ở cơ sở y tế.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Để có vắc-xin cho COVID-19 nhanh nhất phải là 1 năm - Ảnh 5.

User: Mấy hôm nay hơi lạnh nên cháu có ngứa cổ, ho về đêm nhiều, nhức đầu và không sốt ạ. Cháu mua viên ngậm ho thấy có đỡ, cháu không uống được kháng sinh vì đang nuôi con nhỏ. Thưa bác, cháu có phải xét nghiệm ko a? Mong được bác sĩ giải đáp.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Tốt nhất là cháu đi khám tại cơ sở y tế. Ở đó họ sẽ tư vấn cho cháu.

Phan Thị Tiến: Thưa bác sĩ, trong thời gian ủ bệnh thì virus có khả năng lây nhiễm không ạ?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời:

Đỗ Thị Nhàn: Thưa bác sĩ, có phải những bệnh nhân đã từng mắc Covid 19 thì sẽ tự sản sinh ra kháng thể kháng lại bệnh này không ạ? Tôi có đọc trên báo thấy một số bệnh nhân đã khỏi bệnh lại có bị mắc lại? Việc này giải thích thế nào thưa bác?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Về nguyên lý là như vậy, khi bị nhiễm trùng thì cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên. Việc mắc lại có thể do xét nghiệm sai, bệnh nhân chưa khỏi bệnh.

Kiwi Pham: Chào bác sĩ, cho cháu hỏi nếu bị nghi nhiễm thì bao nhiêu ngày sẽ có biểu hiện bệnh rõ ràng ạ?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Thông thường trong vòng 14 ngày, sớm nhất là sau 2 ngày.

Nguyễn Trà My: Hiện tại tôi khó thở nhưng không ho không sốt. Tôi có thể xét nghiệm ở đâu để biết mình có bị nhiễm corona hay không?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất, người ta sẽ tư vấn và hướng dẫn cho bạn.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Để có vắc-xin cho COVID-19 nhanh nhất phải là 1 năm - Ảnh 6.

Nguyễn Thị Mai Hoan: Khi virus bám vào da và tóc, ví dụ ngồi trên ghế xe bus, ghế chờ bệnh viện...) rồi về nhà mình nằm ngủ, tóc dài dính vào mắt, dính vào mặt... có nguy hiểm không? Con virus sống được bao lâu trên da và tóc ạ?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Vẫn có mối nguy hiểm. Trong thời điểm dịch lây lan cộng đồng thì khi về nhà nên tắm gội bằng xà phòng sạch sẽ.

Hiện chưa có nghiên cứu về virus sống được bao lâu trên da và tóc.

Nguyễn Thị Hồng Anh: Mình thấy dịch bệnh corona này có vẻ giống như bệnh cúm virus mà những năm gần đây mình hay mắc phải, cũng có triệu chứng như ho, ngạt mũi, rát họng, đau đầu tức ngực, sổ mũi hắt hơi. Mình đi khám thì kết quả là viêm phế quản cấp. Mình tiêm và uống thuốc cả tháng mà chỉ đỡ chứ không khỏi. Vậy là mình áp dụng phương pháp đông y, đó là xông bằng các loại thảo dược như hương nhu, ngải cứu, lá lốt, lá bưởi, lá gừng, lá xả, lá tía tô. Sau khi xông xong mình thấy người dễ chịu hơn nhiều và xông thêm bằng một lần nữa bằng lá ngải cứu, hít hơi khói của ngải vào mũi và họng, vậy là mình đã khỏi bệnh. Những lần sau đó mình vẫn áp dụng phương pháp này và kèm thêm thuốc tây, liệu phương pháp này có thể chữa trị bệnh Covid-19 không thưa bác sĩ?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Bệnh cúm với viêm phế quản cấp khác nhau. Bệnh COVID-19 là do virus SARS-CoV-2, con người chưa có miễn dịch, chưa có thuốc đặc hiệu và rất nguy hiểm nếu bị viêm phổi. Phương pháp này không chữa được COVID-19.

Phạm Hữu Tuyến: Thưa bác sĩ, cách đây 6 ngày, tôi có tiếp một đoàn khách Tây - 4 người lớn 1 trẻ em. Đến sáng nay tôi xuất hiện triệu chứng đau đầu phía trán, ho, khó thở, mỏi cơ. Tôi đang ở huyện và đang tự cách ly. Vậy tôi có nên đi khám và làm xét nghiệm không? Xét nghiệm ở tuyến huyện thì bao lâu có kết quả?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời:Tôi không rõ là những người khách Tây đó từ đâu đến. Bạn nên đến bệnh viện huyện để được tư vấn, khám và điều trị.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Để có vắc-xin cho COVID-19 nhanh nhất phải là 1 năm - Ảnh 7.

Tác giả: MN