Các nhà nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi khảo sát trên 15.000 người tham gia với nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, nơi ở/làm việc khác nhau, thói quen sống khác nhau bên cạnh hai thông số cơ bản là giới tính và tuổi tác.
Nghiên cứu này mắc dù không được tạo ra để xem xét cụ thể xem người mắc bệnh dị ứng và hen suyễn, nhưng kết quả đã cho thấy có những ảnh hưởng nhất định về nguy cơ nhiễm Covid-19 ở nhóm người này.
Adrian Martineau, Tiến sĩ, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư về nhiễm trùng đường hô hấp tại Đại học Queen Mary, London, nói với Healthline rằng ông tin rằng dữ liệu này là một tin tốt.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ nhiễm Covid-19 giảm 38% đối với người bị hen suyễn; giảm 23% đối với người bị các dạng dị ứng như chàm, viêm mũi và giảm 53% đối với những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Đọc thêm:
TS.Martineau cho biết thêm: "Khi bắt đầu đại dịch, người ta lo lắng rằng những người mắc bệnh đường hô hấp như hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính có thể có nguy cơ cao bị nhiễm Covid-19 nghiêm trọng do virú đường hô hấp nói chung được biết đến là nguyên nhân kích ứng các đợt cấp.
Kể từ đó bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) vẫn là một yếu tố nguy cơ đối với việc tăng nặng khi nhiễm Covid-19; nhưng bệnh hen suyễn do dị ứng hoặc hen suyễn loại 2 thì không liên quan tới yếu tố tăng nặng hơn".
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng viêm dị ứng trong đường thở có liên quan tới việc giảm bám dính tại thụ thể ACE2, nơi mà virus Covid-19 tiếp cận. Điều này có thể giải thích về mối liên hệ giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 ở người mắc bệnh dị ứng và hen suyễn.
Tuy nhiên, TS.Martineau cũng nhấn mạnh rằng điều này không đúng với tất cả người bị hen suyễn hay tất cả các loại bệnh hen suyễn. "Trong sinh bệnh học hen suyễn, nghiên cứu cho thấy những người mắc hen suyễn không phải loại 2 có xu hướng phản ứng viêm tương tự như những bệnh nhân mắc Covid-19 khác".
TS.Martineau cũng nói thêm, nhóm nghiên cứu của ông đã điều chỉnh các hành vi nhằm tăng nguy cơ phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 khi thực hiện nghiên cứu, chẳng hạn như sử dụng phương tiện giuao thông công cộng, đi thăm các địa điểm công cộng hay các hộ gia đình khác. Nhìn chung họ thấy được nhiều yếu tố liên quan tới mức độ bảo vệ sau khi điều chỉnh nhiều yếu tố liên quan tới nguy cơ phơi nhiễm với virus Covid-19.
Tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt ở Tennessee, đã nói rằng nghiên cứu này là một trong những “Nghiên cứu toàn diện và kỹ lưỡng nhất” được thực hiện về chủ đề này".
Tuy nhiên, ông cũng cho biết, để có thể khẳng định chắc chắn thì còn cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu chỉ dành cho nhóm bị dị ứng, hen suyễn hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để có thể tạo ra một đột phá lớn hơn".
TS.Martineau khi phát biểu về kết quả nghiên cứu cho biết, nhóm nghiên cứu của ông không xem điều này như một lý do để người mắc bệnh dị ứng, hen suyễn hay đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch không tiêm vaccine hay không có những bảo vệ vật lý quan trọng trước sự lây nhiễm của virus Covid-19.
"Mức độ bảo vệ thực ra là khá khiêm tốn - ít hơn nhiều so với mức độ bảo vệ được tạo ra nhờ vaccine ngừa Covid-19", TS.Martineau nhấn mạnh.
Ônng cho biết, ông không muốn những người mắc dị ứng, hen suyễn hiểu sai về kết quả của nghiên cứu. Cách tốt nhất vẫn là tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách và nhất là tiêm phòng để tạo ra miễn dịch cộng đồng. Đặc biệt là khi các biến thể xuất hiện và mùa cúm đang bắt đầu.