Để giảm nguy cơ nhiễm trùng COVID-19 có thể bị bỏ sót, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra khuyến cao những người đang sử dụng xét nghiệm kháng nguyên coronavirus - test nhanh kháng nguyên nên thực hiện ít nhất 3 lần xét nghiệm, thay vì hai lần như khuyến nghị trước đó.
FDA giải thích lý do cho khuyến cáo này bên cạnh nguyên nhân phòng tránh rủi ro bỏ sót nhiễm trùng thì bối cảnh hiện tại khi trẻ em đã quay trở lại trường học và các biện pháp giãn cách đã được nới lỏng hơn.
Các xét nghiệm tại nhà chủ yếu là xét nghiệm kháng nguyên - đây luôn là cách tốt nhất giúp phát hiện COVID-19 nhưng xét nghiệm này lại không có độ tin cậy cao như RT-PCR được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Tỷ lệ phát hiện ra virus của test nhanh và xét nghiệm RT-PCR lần lượt là 85% và 95%.
"Khi bạn thực hiện xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 tại nhà và cho kết quả dương tính, kết quả thường chính xác. Nhưng nếu kết quả bạn nhận được là âm tính thì cần phải loại bỏ trường hợp âm tính giả", FDA giải thích thêm. Điều này có nghĩa là xét nghiệm này có thể không phát hiện ra virus có trong mẫu tăm bông của bạn. Khi nào thì xảy ra trường hợp này?
Đọc thêm:
Bạn có thể bị tái nhiễm Covid-19 bao nhiêu lần?
Tại sao có những người chưa bao giờ dương tính với Covid-19?
Câu trả lời là: Điều này có thể xảy ra ngay sau khi bạn bị nhiễm trùng và làm xét nghiệm kháng nguyên tại nhà, đặc biệt là khi bạn không có các triệu chứng COVID-19.
FDA cũng cho biết thêm, khuyến nghị mới của họ dựa trên kết quả nghiên cứu mới nhất từ những người có nguy cơ nhiễm Omicron cho thấy việc lặp đi lặp lại xét nghiệm sau khi có kết quả test nhanh âm tính tại nhà sẽ làm tăng cơ hội có kết quả chính xác.
FDA khuyên rằng bạn nên thực hiện test kháng nguyên tại nhà nhiều lần trong một khoảng thời gian liên tiếp là từ 2 - 3 ngày. Các tiếp cận này đặc biệt khuyến khích cho những người không có triệu chứng COVID-19 tại thời điểm làm xét nghiệm đầu tiên.
Cơ quan này cũng khuyến nghị các cá nhân bị phơi nhiễm muốn thực hiện test nhanh kháng nguyên tại nhà nên thực hiện vào hoặc sau ngày thứ 5.
Ngoài ra cơ quan này cũng cho biết thêm, loại kit xét nghiệm không cần phải đồng nhất là một loại cho cả ba lần.
- Bước 1. Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh các bề mặt mà bạn sử dụng để đặt kit test
- Bước 2. Tiến hành tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong hộ gia đình.
- Bước 3. Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần).
- Bước 4. Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.
- Bước 5. Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay (5 lần)
- Bước 6. Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 03-05 giọt dung dịch trên vào giếng test (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
- Bước 7. Đọc KQ sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Hướng dẫn test nhanh Covid-19 tại nhà
Biến thể BA.5 của Omicron được biết đến như một biến thể có khả năng lẩn tránh khỏi hệ miễn dịch bao gồm miễn dịch từ vaccine và miễn dịch từ lần nhiễm trước đó. Nhìn chung các chuyên gia cho biết, thời điểm test nhanh đối với chủng BA.5 cần có một số lưu ý và họ đề nghị là nên đợi thêm từ 24 - 48 giờ tiếp theo sau lần xét nghiệm đầu tiên để có độ chính xác cao hơn.
Nguồn dịch: FDA Now Recommends Taking Up to 3 At-Home COVID Tests to Confirm Negative Result