Những điều cần nhớ khi WHO tuyên bố COVID-19 không còn là trường hợp khẩn cấp toàn cầu nữa

Những điều cần nhớ khi WHO tuyên bố COVID-19 không còn là trường hợp khẩn cấp toàn cầu nữa
Vào ngày 5/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) đồng thời vẫn lưu ý rằng đại dịch vẫn chưa kết thúc với số ca đang gia tăng ở Đông Nam Á và Trung Đông.

Hiện tại số ca mắc COVID-19 tại nước ta vẫn tiếp tục tăng nhưng vẫn ở mức độ kiểm soát ổn định. Bộ Y tế cho biết dựa trên tuyên bố của WHO, Việt Nam sẽ có những đánh giá dịch tễ và có thông tin chính thức sau. Dưới đây là một số thông tin cần nhớ.

1. Bạn vẫn nên tiêm đầy đủ các mũi vaccine COVID-19 và mũi nhắc lại nếu mũi tiêm cuối quá 6 tháng

Các thành viên trong gia đình khi có đủ điều kiện tiêm chủng nên thực hiện đầy đủ để ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng, trong đó các nhóm có bệnh nền và người cao tuổi bị suy giảm miễn dịch cần đặc biệt lưu ý.

Theo khuyến cáo của WHO, Các nhóm cần ưu tiên tiêm nhắc lại vaccine phòng Covid-19 gồm: người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng, những người suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền, bệnh lý mạn tính, người suy giảm miễn dịch cần được tiêm đủ liều cơ bản và tiêm nhắc lại.

2. Cách ly khi có triệu chứng phơi nhiễm hoặc xét nghiệm dương tính với COVID-19

Ngay cả khi COVID-19 với các triệu chứng được đánh giá nhẹ hơn ở chủng Omicron nhưng điều quan trọng là bạn vẫn cần phải thực hiện các biện pháp cách ly để đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ lây nhiễm đối với người thân và cộng đồng do bản chất COVID-19 vẫn là bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Với người bình thường, khỏe mạnh, bệnh có thể như cơn cảm thông thường. Tuy nhiên, với người thuộc nhóm nguy cơ - như lớn tuổi, mắc bệnh lý nền (tiểu đường, huyết áp…), suy giảm miễn dịch… - khi mắc COVID-19 thì dễ tiến triển nặng.

Những điều cần nhớ khi WHO tuyên bố COVID-19 không còn là trường hợp khẩn cấp toàn cầu nữa - Ảnh 2.

Cách ly khi có triệu chứng phơi nhiễm hoặc xét nghiệm dương tính với COVID-19 (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Cần bao nhiêu xét nghiệm Covid-19 tại nhà để khẳng định âm tính?

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về xét nghiệm Covid-19

3. Theo dõi sức khỏe đối với F0 điều trị tại nhà

Theo Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 được Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT ngày 14/3/2022 đã đưa ra các thông tin về theo dõi sức khỏe đối với F0 điều trị tại nhà thì việc điều trị như sau:

- Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,50 C hoặc đau đầu nhiều

+ Người lớn: paracetamol, mỗi lần 01 viên 500mg hoặc 10-15 mg/kg, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ. Lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 4g (4000mg)/ngày.

+ Trẻ em: paracetamol liều 10-15 m g/kg/l ần (uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần nhắc lại (hoặc sử dụng liều theo tuổi nếu không biết cân nặng của trẻ, chi tiết trong Phụ lục số 02); Lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 60 mg/kg/ngày.

- Dung dịch cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi): Khuyến khích người mắc COVID-19 uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn), nếu không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước;

- Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.

- Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:

+ Ho nhiều: Có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin.... Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trong khi sử dụng thuốc

+ Ngạt mũi, sổ mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.

Những điều cần nhớ khi WHO tuyên bố COVID-19 không còn là trường hợp khẩn cấp toàn cầu nữa - Ảnh 3.

Ngạt mũi, sổ mũi nên xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9% (Ảnh: Internet)

+ Tiêu chảy: chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột (probiotic), men tiêu hóa.

Bộ Y tế lưu ý: Với người đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.

+ Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm. khi chưa có chỉ định, kê đơn.

+ Không xông cho trẻ em.

Quy định với các nhóm trẻ là F0 theo độ tuổi:

- Đối với F0 điều trị tại nhà là trẻ dưới 5 tuổi

+ Cần theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.

Khi người chăm sóc, quản lý F0 là trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại nhà phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu... để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

+ Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.

+ Sốt cao liên tục > 39oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ. 

+ Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút; Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút. 

Những điều cần nhớ khi WHO tuyên bố COVID-19 không còn là trường hợp khẩn cấp toàn cầu nữa - Ảnh 4.

Theo dõi chặt chẽ khi trẻ nhiễm COVID-19 (Ảnh: Internet)

+ Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn. SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2) Tím tái Mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít. 

+ Nôn mọi thứ Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

+ Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh.

- Đối với F0 điều trị tại nhà là trẻ từ 5-16 tuổi

Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, ho, đau ngực, đau bụng, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài), mất khứu giác, thính giác.

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu. để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

+ Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút 

+Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn. SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2) 

+ Cảm giác khó thở 

+ Ho thành cơn không dứt 

+ Đau tức ngực Không ăn/uống được 

+ Nôn mọi thứ 

+ Tiêu chảy 

+ Trẻ mệt, không chịu chơi Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ 

+ Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh.

- Đối với F0 điều trị tại nhà là người trên 16 tuổi

Cần theo dõi các dấu hiệu:

+ Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

+ Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; các triệu chứng khác như đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ.

+ Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay với cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà/cơ sở lưu trú: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu... để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa người mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

- Khó thở, thở hụt hơi. 

- Nhịp thở ≥ 20 lần/phút. SpO2 ≤ 96%. 

- Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.

- Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu < 90 mmHg, huyết áp tâm trương < 60 mmHg (nếu có thể đo). 

- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. 

- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân. 

- Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, co giật. 

- Không thể ăn uống do nôn nhiều. 

- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần khám, chữa bệnh.

4. Tiếp tục đeo khẩu trang theo quy định mới

Theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 6/9/2022 hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng ban hành ngày 19/04/2023 thì các trường hợp, địa điểm cần đeo khẩu trang cụ thể như sau:

- Tại cơ sở y tế; nơi cách li y tế; nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế: Áp dụng với tất cả các đối tượng (trừ những người cách li ở trong phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).

Những điều cần nhớ khi WHO tuyên bố COVID-19 không còn là trường hợp khẩn cấp toàn cầu nữa - Ảnh 5.

Lựa chọn khẩu trang vừa vặn ôm khít khuôn mặt (Ảnh: Internet)

- Đối với nhân viên y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ban hành kèm theo Quyết định số 2171/QĐ-BYT ngày 05/8/2022 của Bộ Y tế.

- Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, tàu điện, phà, xe khách, xe buýt, taxi,...): áp dụng với hành khách; người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng; nhân viên phục vụ, người quản lí, người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách.

- Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối: áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lí, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

- Tại nơi có không gian kín, thông khí kém (quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, trường quay): áp dụng với nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lí, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

- Tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người (các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; khu du lịch, khu vui chơi, giải trí; sự kiện văn hóa, thể dục, thể thao; lễ cưới, lễ tang, lễ hội, hội chợ): áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự.

- Tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch: áp dụng với nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Các trường hợp khác ngoài các địa điểm, đối tượng đã quy định ở trên được khuyến khích sử dụng khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Việc đeo khẩu trang đặc biệt hữu ích giúp giảm khả năng lây nhiễm từ người khác, ngay cả khi bạn là người duy nhất đeo khẩu trang. Loại khẩu trang nên là loại vừa vặn, khít với gương mặt.

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế gửi đến người dân thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, với các biện pháp:

"2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác".

5. Khử khuẩn

Ngoài quy định về đeo khẩu trang thì người dân cần tiếp tục thực hiện tốt nguyên tắc còn lại trong 2K là khử khuẩn. Bộ Y tế quy định rõ:

Đối với nơi ở, nơi làm việc, trường học, nơi lưu trú (hộ gia đình, khu chung cư, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, ký túc xá):

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường khi không có người mắc hoặc nghi mắc COVID-19.

- Khi có người có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 (đau họng, sốt, ho, khó thở), hoặc được xác định mắc COVID-19; hoặc nơi ở, nơi lưu trú được sử dụng để cách ly người mắc COVID-19:

+ Thực hiện vệ sinh khử khuẩn hàng ngày các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc (như sàn nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy (nếu có), vòi nước, nút xả bồn cầu, mặt bàn ghế, khung giường, tủ quần áo, bàn phím,...).

+ Biện pháp thực hiện: Dùng khăn lau thấm các chất tẩy rửa thông thường hoặc các dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc cồn 70% lau các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Nếu sàn nhà hoặc bề mặt vật dụng bẩn, cần làm sạch sàn nhà, bề mặt bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn. Sử dụng khẩu trang, găng tay cao su, kính bảo vệ mắt khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn.

Các nơi công cộng như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng,...

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường hàng ngày, lau các bề mặt thường xuyên tiếp xúc bằng các chế phẩm tẩy rửa đa năng.

- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn các bề mặt thường xuyên tiếp xúc trong trường hợp có người (nhân viên, khách hàng) được xác định mắc COVID-19. Biện pháp thực hiện như hướng dẫn đối với nơi ở, nơi làm việc.

WHO tuyên bố COVID-19 là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng từ ngày 30/1/2020. Trong hơn ba năm sau đó, virus SARS-CoV-2 đã càn quét khắp thế giới, dẫn đến hơn 765 triệu người nhiễm bệnh và gần 7 triệu ca tử v.ong tính đến ngày 3/5/2023.

Theo dữ liệu của WHO,tỷ lệ tử v.ong hàng tuần do COVID-19 trên toàn cầu đã giảm đáng kể so với mức cao nhất vào thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch, từ hơn 100.000 ca tử v.ong hằng tuần vào tháng 1/2021 xuống còn khoảng 4.000 ca mỗi tuần vào tháng 4/2023. Điều này một phần là dotỷ lệ người dân tiêm chủng vaccine trong cộng đồng ngày càng tăng lênvà những người nhiễm COVID-19 đã có kháng thể chống lại mầm bệnh.

“Đã đến lúc các quốc gia chuyển đổi từ chế độ ứng phó khẩn cấp sang quản lý COVID-19 lâu dài cùng với các bệnh truyền nhiễm khác”, Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết.


Tác giả: Allen