Rối loạn sức khoẻ tâm thần và nguy cơ đối với COVID-19

Rối loạn sức khoẻ tâm thần và nguy cơ đối với COVID-19
Ngày 14.10, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kì vừa thêm một số rối loạn sức khoẻ tâm thần vào danh sách các tình trạng y tế khiến tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng.

CDC đã cập nhật danh sách các tình trạng có nguy cơ cao đối với COVID-19 bao gồm một số rối loạn sức khỏe tâm thần, như tâm thần phân liệt và trầm cảm vào ngày 14.10 vừa qua dựa trên kết luận của một số nghiên cứu mới được công nhận.

1. Rối loạn sức khoẻ tâm thần là gì?

Rối loạn sức khoẻ tâm thần được hiểu là một trạng thái tâm trí có liên quan tới sự nhầm lẫn giữa thực tại - và những điều không có thực. Trạng thái này có ảnh hưởng tới cả năm giác quan, hành vi và cảm xúc của người bệnh.

Một người có sức khoẻ tâm thần khoẻ mạnh sẽ hội tụ các yếu tố sau:

- Có cuộc sống tinh thần thoải mái

- Có niềm tin vào giá trị, phẩm chất của bản thân và người xung quanh

- Có khả năng ứng xử, giao tiếp bằng hành vi đúng đắn trước các tình huống xã hội khác nhau

- Có khả năng tạo dựng các mối quan hệ và duy trì, phát triển chúng

- Có khả năng tự duy trì tâm trạng khi mất thăng bằng, bị căng thẳng

Một trong những cách có thể giúp bạn kiểm tra xem bản thân có bị trầm cảm hay không là thực hiện 9 câu hỏi trong bài test đánh giá mức độ trầm cảm PHQ-9. Bản test này đã được Chuyên gia của Basic Needs - Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tâm cùng với các đồng nghiệp tiến hành xin bản quyền và làm Việt hóa để mọi người có sử dụng từ năm 2009 và trong các nghiên cứu về trầm cảm. Bạn có thể thực hiện TẠI ĐÂY

Mục đích của bộ test trầm cảm này là việc bạn trả lời một bộ những câu hỏi để sàng lọc xem mình có khả năng bị trầm cảm hay không. Đồng thời theo dõi xem tiến triển của bệnh nhân bị mức độ trầm cảm đến đâu.

Rối loạn sức khoẻ tâm thần và nguy cơ đối với COVID-19 - Ảnh 2.

Rối loạn sức khoẻ tâm thần được hiểu là một trạng thái tâm trí có liên quan tới sự nhầm lẫn giữa thực tại - và những điều không có thực (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Tại sao sau khi tiêm vắc xin COVID-19 lần đầu tiên sức khoẻ tinh thần được cải thiện?

Gần 1/4 người bị COVID-19 gặp các ảnh hưởng về nhận thức sau này

2. Rối loạn sức khoẻ tâm thần và nguy cơ mắc COVID-19

"Rối loạn sức khoẻ tâm thần làm tăng nguy cơ mắc COVID-19. Và, COVID-19, hay đại dịch, cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần" - Tiến sĩ ong Xu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thuốc AI tại Trường Y thuộc Đại học Case Western Reserve cho biết.

Trong một nghiên cứu do TS.Xu đồng tác giả đã phát hiện ra rằng 18% bệnh nhân mắc COVID-19 từng bị trầm cảm và 9,7% đã bị chẩn đoán là trầm cảm thời gian gần đây. Có ít hơn 1% bệnh nhân bị chẩn đoán mắc tâm thần phân liệt lâu dài hoặc gần đó (1).

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên hồ sơ sức khoẻ điện tử cho thấy những thông tin quan trọng về mối liên hệ giữa tình trạng sức khoẻ tâm thần và nguy cơ cao mắc COVID-19. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không thể xác định mối quan hệ nhân quả trực tiếp của kết luận nguy cơ này.

Hai nghiên cứu khác được đăng trên JAMA Psychiatry vào tháng 8 vừa qua cũng cho thấy có mối liên kết giữa bệnh tâm thần với khả năng tử vong do COVID-19 và nguy cơ phải nhập viện khi nhiễm bệnh (2), (3).

Các nhà nghiên cứu trên cho biết, những bệnh nhân mắc một số bệnh tâm thần chẳng hạn như trầm cảm, tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực có thể bắt đầu bị suy giảm khả năng miễn dịch - đây cũng trở thành lý do họ dễ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hơn.

Rối loạn sức khoẻ tâm thần và nguy cơ đối với COVID-19 - Ảnh 3.

Những bệnh nhân mắc một số bệnh tâm thần chẳng hạn như trầm cảm, tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực có thể bắt đầu bị suy giảm khả năng miễn dịch (Ảnh: Internet)

Kết nối xã hội và sinh học giữa COVID-19 và sức khoẻ tâm thần

Các rối loạn tâm thần khác nhau có thể ảnh hưởng tới nguy cơ nhiễm COVID-19 theo nhiều cách khác nhau.

Theo nghiên cứu do TS.Xu đồng tác giả cho thấy, người bị trầm cảm có thể cảm thấy thiếu động lực và lơ là trong việc tham gia thực hiện các biện pháp phòng ngừa COVID-19 hoặc tìm các trợ giúp điều trị khi mắc bệnh. Những người đang phải chiến đấu với bệnh tâm thần phân liệt thì có thể có những suy nghĩ khiến họ phản đối việc đeo khẩu trang chẳng hạn.

Một người mắc rối loạn tâm thần bất kì sẽ có xu hướng nhạy cảm hơn với căng thẳng, điều này có thể cản trở khả năng đối phó với những thách thức của đại dịch và tăng nguy cơ tái phát.

Các nhà nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, những người bị rối loạn sức khoẻ tâm thần có thể sống trong những khu dân cư đông đúc, bệnh viện hay thậm chí là nhà tù - nơi mà sự lây nhiễm có thể lây lan nhanh chóng nếu có mầm bệnh và không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Bên cạnh đó nhóm người bị rối loạn tâm thần cũng có khả năng gặp phải những "thiệt thòi" về mặt xã hội, có nguy cơ gặp phải môi trường sống hay làm việc không an toàn - dẫn tới thiếu nơi để cách ly nếu bị bệnh.

Pamela B. Davis, MD, PhD, giáo sư nhi khoa tại Trường Y thuộc Đại học Case Western Reserve, trả lời Verywell rằng: "Không chỉ là đeo khẩu trang, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh COVID-19 khác cũng giúp đánh giá bạn có nằm trong nhóm nguy cơ hay không".

Vào tháng 10, Davis và Xu là đồng tác giả của một bài báo về nguy cơ xảy ra các trường hợp đột phá COVID-19 ở những người bị rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Họ phát hiện ra rằng rối loạn sử dụng chất gây nghiện cũng gây ra nguy cơ cao đối với COVID-19 (4).

Các yếu tố sinh học - chẳng hạn như viêm cũng có thể đóng vai trò nào đó trong trầm cảm, tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Điều này có thể đem ra so sánh với biểu hiện "viêm" của COVID-19 gây ra cho cơ thể khi xâm nhập vào hệ thống miễn dịch.

Những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng cũng có thể gặp phải các bệnh lý kèm theo như ung thư, tim mạch khiến họ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, nghiêm trọng hơn nếu nhiễm virus COVID-19. Ngay cả khi không có các tình trạng bệnh lý đi kèm này, các nghiên cứu cho thấy những người bị rối loạn tâm thần có vẻ dễ bị nhiễm virus hơn (5).

Một số thuốc chống trầm cảm đang được nghiên cứu để điều trị COVID-19, điều này cho thấy rằng có thể có "cơ chế sinh học cơ bản giữa rối loạn tâm thần và nhiễm COVID-19", TS.Xu nói.

Mạng xã hội, COVID-19 và sức khoẻ tâm thần

Do đại dịch COVID-19 xuất hiện gần đây, các nhà khoa học mới chỉ bắt đầu hiểu được vai trò của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần của người dùng.

Trong một nghiên cứu được các nhà nghiên cứu tại Trung quốc thực hiện với 512 sinh viên đại học từ ngày 24/3 đến ngày 1/4 năm 2020 xác định rằng liệu phương tiện truyền thông có gây hại hay ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần trong đại dịch Covid-19 hay không.

Rối loạn sức khoẻ tâm thần và nguy cơ đối với COVID-19 - Ảnh 4.

Các nhà khoa học mới chỉ bắt đầu hiểu được vai trò của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần của người dùng (Ảm: Internet)

Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và gia tăng nguy cơ trầm cảm. Không những thế, các tác giả còn cho biết việc tiếp xúc với các báo cáo và các bài đăng tiêu cực còn có thể góp phần vào làm nghiêm trọng hơn nguy cơ trầm cảm ở một số đối tượng cụ thể.

Trong một nghiên cứu xuất hiện trên tạp chí Globalization and Health, cho biết hiện nay có nhiều bằng chứng cho thấy vô số nguồn cung cấp dữ liệu báo cáo về tỉ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 và tỷ lệ tử vong COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của một số cá nhân.

Lee Chambers, người sáng lập Essentialise, về tác động của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần trong đại dịch cho biết:

"Mặc dù tất cả chúng ta đều bị tác động theo những cách khác nhau bởi việc sử dụng mạng xã hội, nhưng luồng thông tin tiêu cực và sai lệch liên tục trong suốt 18 tháng qua đã gieo rắc nỗi sợ hãi; Sự nổi bật của các vấn đề xã hội và chính trị đã làm giảm sự lạc quan; hơn nữa những thông tin sai lệch về nội dung cũng khiến bạn xuất hiện những cảm xúc tiêu cực.

Đặc biệt, vì muốn gia tăng mối quan tâm của mọi người, có khả năng truyền thông xã hội đang là nguyên nhân làm trầm trọng hơn các vấn đề về sức khoẻ tâm thần."

Thêm vào đó, ông đưa ra lời giải thích rằng mạng xã hội có tác dụng giúp kết nối với bạn bè, gia đình và khoảng cách xã hội cũng như các tương tác đang bị hạn chế do đại dịch. Tuy nhiên kèm theo sử dụng phương tiện truyền thông gia tăng cũng làm tăng sự lo lắng, sự so sánh xảy ra ở một số người.

Giáo sư Steven C. Hayes, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Nevada, Reno, nói rằng: "Chúng tôi biết rằng có những quy trình độc hại sản sinh những thách thức đặc biệt đối với người dân về việc tiếp xúc đến nỗi đau thể xác và tâm lý, đồng thời sự so sánh với những người khác và sự phán xét hay việc vướng vào sự tự phán xét đều ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người."

Để giải thích thêm về điều này, Hayes cho rằng dự đoán kết quả bệnh tâm lý sẽ gây ra ảnh hưởng, định hướng cho hành vi hiện tại hoặc hành vi xảy ra sau đó.

"Chính vì sự tiếp xúc với so sánh hay phán xét về nỗi đau của con người theo cách thức và mức độ nghiêm trọng trong đại dịch xảy ra. Ngay từ đầu quá trình này đã ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, những tính năng bên trong phương tiện truyền thông xã hội đã mở rộng nhận thức của con người. Và nó mang đến cho con người những cơ hội tuyệt vời bao gồm cả nhận thức về sức khoẻ tâm thần cũng như việc giảm các ảnh hưởng từ xung quanh đến tình trạng sức khoẻ tâm thần. Những hiểu biết này giúp con người và chăm sóc sức khoẻ đúng cách". GS.Hayes nhấn mạnh.

3. Các nhà nghiên cứu sẽ làm gì tiếp theo?

Nhìn chung sẽ cần những số liệu cho nghiên cứu về tác động của đại dịch đối với sức khoẻ tâm thần một cách lâu dài, chẳng hạn như thách thức do cách ly y tế mang lại là tạm thời hay vĩnh viễn. Và các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng, mối quan hệ nhân quả giữa nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn và các rối loạn sức khoẻ tâm thần đang "xáo trộn" - hiểu đơn giản là rối loạn tâm thần làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 và đại dịch làm tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm thần.

Tuy nhiên, điều chắc chắn là, bất kể nghiên cứu chỉ ra điều gì thì điều quan trọng là mọi người phải tiếp tục điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chủ trị đưa ra.

Nguồn dịch:

1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/how-has-social-media-affected-mental-health-during-the-pandemic#What-are-the-next-steps?

2. https://www.verywellhealth.com/mental-health-disorders-covid-19-booster-5207810

Rối loạn sức khoẻ tâm thần và nguy cơ đối với COVID-19 - Ảnh 2.


 

Tác giả: Kim Phụng