Bệnh ung thư phổi có di truyền không?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Bệnh ung thư phổi có di truyền không?
Mặc dù chưa xác định được vai trò của di truyền trong bệnh ung thư phổi nhưng nếu như tiền sử trong gia đình từng có người bị ung thư phổi thì sẽ làm tăng khả năng mắc căn bệnh này.

Ung thư phổi có di truyền không? Di truyền như thế nào? Dưới đây là câu trả lời.

1. Khuynh hướng di truyền ung thư phổi

Khoc học đã chứng minh rằng ung thư đại tràng và ung thư buồng trứng có khả năng di truyền trong gia đình. Và với ung thư phổi, mặc dù chưa xác định được chắc chắn vai trò của di truyền nhưng như trong gia đình bạn từng có người bị ung thư phổi thì sẽ làm tăng khả năng mắc căn bệnh này.

Ung thư phổi di truyền không được xác định thường có tỷ lệ cao hơn ở nữ giới, với những người mắc ung thư phổi phát bệnh sớm (độ tuổi trước 60) và nhóm người không hút thuốc. Theo ước tính thì có khoảng 1,7% số bệnh nhân bị ung thư phổi trước 68 là do yếu tố di truyền.

Ung thư phổi di truyền có một số yếu tố bạn cần biết, cụ thể:

- Có người thân nằm trong thế hệ thứ nhất (con cái, cha mẹ hoặc anh chị em) bị bệnh ung thư phổi thì yếu tố nguy cơ tăng lên gấp gần 2 lần là người đó sẽ có khả năng bị ung thư phổi

- Nhóm đối tượng có người thân thuộc thế hệ thứ hai (bao gồm  cháu gái,  cháu trai,  dì, chú) bị ung thư phổi thì khả năng bị mắc căn bệnh này sẽ tăng lên khoảng 30%.

2. Dạng bệnh ung thư phổi và di truyền

Nhóm đối tượng bị ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN), trong đó đặc biệt là với bệnh nhân bị ung thư biểu mô tuyến phổi sẽ dễ có tiền sử trong gia đình có người mắc ung thư phổi cao hơn so với nhóm người mắc ung thư phổi tế bào nhỏ.

Trong một nghiên cứu về ung thư phổi gần đây đã chỉ ra rằng những người không hút thuốc có  khối u có đột biến EGFR và bị UTPKTBN thì có nhiều khả năng có tiền sử trong gia đình bị ung thư phổi so với nhóm người có đột biến KRAS hay ALK.

3. Gen ung thư vú (BRCA2) và nguy cơ mắc ung thư phổi

Theo một vài nghiên cứu cho thấy những người bị đột biến gen BRCA2 - một dạng đột biến ở các bệnh nhân bị ung thư vú do di truyền sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn. Những người hút thuốc mà có gen này không chỉ tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng và ung thư vú mà còn có khả năng tăng gấp gần 2 lần nguy cơ bị mắc ung thư phổi tế bào vảy.


Tác giả: Kim Phụng