Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư phổi

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư phổi
Sau phẫu thuật ung thư phổi người bệnh cần ăn gì để nhanh hồi phục và không ảnh hưởng tới vết thương? Có thể nói chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và tích cực vào thời gian bình phục của nhiều bệnh nhân sau điều trị ung thư phổi nói chung và phẫu thuật ung thư phổi nói riêng.

1. Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư phổi

1.1. Bổ sung nhiều trái cây và rau củ

Một trong những nguyên tắc cần ghi nhớ trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư phổi đó là việc bổ sung những loại rau xanh và trái cây. Do trong trái cây và rau xanh có chứa nhiều vitamin A, C, E giúp cho bệnh nhân ngăn chặn được và giảm thiểu tối đa những nguy cơ khiến ung thư phổi quay trở lại.

Các chuyên gia khuyên rằng nên bổ sung rau củ trái cây chiếm 30% khẩu phần ăn hàng ngày là tốt nhất. Ngoài ra thì những thực phẩm như nho, táo, súp lơ hay cải xoăn giúp cho hệ tiêu hoá sau phẫu thuật ung thư phổi của bệnh nhân tốt hơn nhờ hàm lượng chất xơ cao.

1.2. Bổ sung protein

Sau phẫu thuật ung thư phổi ngoài các loại trái cây thì người nhà cũng nên chuẩn bị chế độ ăn có protein để người bệnh bổ sung lại năng lượng cho cơ thể. Các thực phẩm có protein mà người nhà có thể tham khảo là cá thu, thịt nạc, thịt gà có bỏ da,...

Tuy vậy thì cần cố gắng chỉ để protein chiếm 15% trong khẩu phần ăn để không ảnh hưởng tới người bệnh do chất béo và cholesteron có trong chúng.

2. Nguyên tắc chế biến

Vì có hệ tiêu hoá cùng hệ miễn dịch bị suy yếu sau phẫu thuật ung thư phổi và người nhà khi chế biến đồ ăn cho bệnh nhân cần lưu ý đến vấn đề sau:

- Đồ ăn thanh đạm, dễ hấp thụ như súp, cháo, đồ luộc

- Không chế biến các món ăn có chứa gia vị cay nồng như ớt, hạt tiêu hoặc được tẩm ướp quá nhiều muối do chúng ngăn cản việc bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể và nguy cơ phản ứng với thuốc điều trị

- Cho bệnh nhân ăn chín, uống sôi, không uống các loại sữa tươi chưa tiệt trùng

- Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ sữa là tốt nhất

- Hạn chế nấu đồ dầu mỡ, chiên rán, thực phẩm hun khói tránh "nuôi" tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật ung thư phổi khiến bệnh tái phát nhanh.

3. Dinh dưỡng đối phó với các tác dụng phụ sau phẫu thuật

Ngoài những nguyên tắc về dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư phổi cho bệnh nhân kể trên thì người nhà bệnh nhân cần phải dựa theo những tác dụng phụ và người bệnh có để điều chỉnh cho phù hợp.

- Buồn nôn và nôn

Với người bệnh sau phẫu thuật ung thư phổi bị buồn nôn và sụt cân thì khó hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên cần phải chia bữa ăn của người bệnh thành các bữa nhỏ. Bữa vào buổi sáng nên ăn nhiều hơn và giảm dần cho tới các bữa sau.

- Táo bón

Nếu như sau phẫu thuật ung thư phổi bệnh nhân ít vận động và di chuyển thì có thể bị táo bón. Do vậy trong chế độ ăn sau phẫu thuật chất xơ và uống nước thường xuyên chính là giải pháp hỗ trợ hợp lý cho vấn đề này.

Đặc biệt cần phải chú ý hơn nữa đối với bệnh nhân phải thường xuyên sử dụng thuốc giảm đay, bổ sung sắt,... sau phẫu thuật ung thư phổi.

Trên hết việc bệnh nhân ung thư phổi có nhanh chóng hồi phục hay không ngoài việc phụ thuộc vào mức độ tiếp nhận điều trị, kỹ thuật của bác sĩ,.. thì chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng của người bệnh cũng vô cùng quan trọng và cần thiết.


Tác giả: Phạm Thanh