Nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi
Với mỗi giai đoạn bệnh thì nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi sẽ phải thay đổi để phù hợp với tình trạng của bệnh nhân cũng như những tác dụng phụ mà người bệnh phải đối mặt.

1. Bệnh nhân ung thư phổi cần ăn uống đủ chất

Trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi cần phải có một chế độ dĩnh dưỡng cân bằng cũng những thực phẩm lành mạnh để giảm thiểu tối đa việc mệt mỏi, đuối sức. Với những bệnh nhân chuẩn bị thực hiện lộ trình điều trị thì để duy trì một thể trạng khoẻ mạnh đáp ứng được với cường độ cao cũng cần có một chế độ ăn lành mạnh.

Tuỳ thuộc vào lộ trình điều trị mà bệnh nhân ung thư phổi sẽ lập một kê hoạch dinh dưỡng thay đổi theo thời gian. Gợi ý chế độ ăn uống lành mạnh đó là:

- Ăn nhiều rau, củ quả và chất xơ giàu vitamin A, C, E giúp chữa lành những tế bào bị tổn thương hay vết mổ do phẫu thuật gây ra

- Bổ sung những thực phẩm có đạm và protein trong mỗi bữa ăn

- Có thể bổ sung những thực phẩm giàu carbohydeate

- Thực phẩm có chứa nhiều chất đạm cũng có thể giúp thúc đẩy chữa bệnh.

- Loại bỏ hoàn toàn đồ uống có cồn

2. Ăn uống phù hợp với giai đoạn bệnh và giai đoạn điều trị

Như đã nói ở trên mỗi giai đoạn điều trị thể chất của bệnh nhân cũng thay đổi do những tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, lở loét hoặc đau họng, khó thở,... Nếu như bệnh nhân ung thư phổi phải trải qua vấn đề này cần phải trao đổi với bác sĩ để có biện pháp giảm những triệu chứng khó chịu đó.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi lúc này cũng linh hoạt theo, ví dụ như:

- Ăn nhạt nếu dạ dày hay miệng của bệnh nhân ung thư phổi bị khó chịu

- Cổ họng và miệng bị lở loét thì nên tránh những thực phẩm có tính axit cao và dễ nuốt

- Nếu bệnh nhân ung thư phổi bị viêm họng thì cần tránh những món ăn nhiều chất xơ, đồ cay, đồ dầu mỡ

- Bị táo bón thì nên ăn nhiều chất xơ để cải thiện hệ tiêu hoá

- Bệnh nhân đang hoá trị có thể uống nước ấm hoặc trà ấm trong bữa ăn để dễ nuốt hơn

3. Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày

Nguyên tắc chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ trong ngày cho bệnh nhân ung thư phổi với mục đích vừa đảm bảo được dinh dưỡng cho cơ thể lại vừa không "ép" hệ tiêu hoá còn đang yếu phải hoạt động quá tải.

Bữa phụ buổi sáng có thể là những thực phẩm giàu oxy hoá tốt cho sức khoẻ của bệnh nhân ung thư phổi và cải thiện hệ tiêu hoá như sữa chuam quả việt quất, quả bơ.

Bữa buổi chiều có thể là táo, quế, quả óc chó để tăng cường bổ sung protein và vitamin cho bệnh nhân. Cá hồi, rau bina, tỏi hay dầu oliu và gạo nâu cũng là những thực phẩm đáng tham khảo.

4. An toàn thực phẩm trong chế biến

Hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của bệnh nhân ung thư phổi bị suy giảm trong quá trình điều trị nên nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là điều không được bỏ qua. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc này thì hệ thống tiêu hoá dễ bị nhiễm trùng và tồi tệ hơn là ảnh hưởng tới sức khoẻ không đáp ứng được điều trị tiếp theo.

Một số nguyên tắc trong vệ sinh an toàn thực phẩm cho bệnh nhân ung thư phổi đó là:

- Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến đồ ăn

- Rửa rau, đồ ăn, trái cây bằng nước muỗi loãng

- Khử trùng cho đồ nấu ăn, đặc biệt là bề mặt thớt, bát, dao tiếp xúc với đồ sống

- Không ướp thịt bằng chất lỏng

- Không cho bệnh nhân ăn đồ tái chưa chín

- Không ăn trứng sống

- Không sử dụng nước uống chưa tiệt trùng, kể cả nước trái cây hay sữa

- Tránh chế biến những thực phẩm dễ nhiễm khuẩn từ bên ngoài


Tác giả: Phạm Thanh