Những nhóm người cần đặc biệt cảnh giác với ung thư dạ dày
Nếu gia đình bạn người thân cách từ hai đến ba thế hệ mắc ung thư, đặc biệt là các bệnh về ung thư hệ tiêu hóa thì bạn có khả năng sở hữu nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với những người khác.
Bởi vậy, trong trường hợp gia đình có tiền sử mắc ung thư, bạn nên tiến hành làm các xét nghiệm ung thư vào độ tuổi sớm hơn khoảng 10 năm so với tuổi của người thân trẻ nhất mắc ung thư.
Ví dụ, thành viên mắc ung thư trẻ nhất trong gia đình phát hiện bệnh vào năm 55 tuổi thì các thành viên còn lại nên kiểm tra vào năm 40 tuổi.
Đặc biệt, với những gia đình từng có người mắc ung thư dạ dày, các thành viên nên tiến hành nội soi dạ dày định kỳ 3 năm/lần.
Ngoài việc sở hữu hai thói quen trên, những người có xu hướng thường xuyên ăn thực phẩm làm sẵn, đồ nướng, ăn mặn, ăn quá nóng… duy trì chế độ theo dõi dạ dày một cách nghiêm ngặt.
Những thói quen trên đều được ví như các "sát thủ" khiến dạ dày của bạn "chết mòn" từng ngày. Vì thế, để giảm nguy cơ mắc ung thư, các đối tượng này cần triệt để loại bỏ các hành vi này và xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
Những căn bệnh về dạ dày có thể biến chứng thành ung thư bao gồm loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính và một số bệnh lý khác.
Nếu mắc phải các căn bệnh trên, người bệnh nên tiến hành chữa trị sớm để ngăn chặn sự phát triển của bệnh, đồng thời duy trì chế độ theo dõi và khám sức khỏe định kỳ.
Trong khi tiêu hóa thức ăn, dạ dày yêu cầu cơ thể phải cung cấp một lượng máu tương đối lớn.
Nếu chúng ta vận động hoặc tập trung thực hiện một hành động khác trong lúc ăn, lượng máu cung ứng cho dạ dày sẽ bị hao hụt, gây cản trở với quá trình tiêu hóa, lâu ngày sẽ hình thành nhiều tổn thương nghiêm trọng đối với cơ quan này.
Vì vậy, các chuyên gia y tế kiến nghị mọi người khi ăn cần tập trung, nhai kỹ, nuốt chậm, tránh phân tán sự chú ý vào các công việc khác để đảm bảo công năng dạ dày luôn ổn định.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ăn cơm một mình là nguyên nhân gây ra những cảm xúc tiêu cực, từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Bởi vậy, những người có đời sống quá khép kín nên cởi mở hơn và tốt nhất là tìm được một người bạn để ăn cơm cùng.
Trong trường hợp buộc phải ăn cơm một mình, bạn nên cố gắng duy trì những trạng thái tích cực và thoải mái, đồng thời nên tìm một không gian thích hợp để dùng bữa.
Khi bụng rỗng, việc ăn những trái cây có vị chua có chứa acid mạnh hoặc nhiều tannin như dứa, hồng, chanh… sẽ khiến dịch vị kết hợp với acid và tạo thành sỏi.
Ở một mức độ nhất định, việc uống nước có ga và cà phê không gây ra những nguy hại tức thì đối với cơ thể.
Nhưng trong trường hợp thường xuyên uống hoặc uống quá nhiều, nước có gas sẽ gây kích thích dạ dày, còn cà phê sẽ khiến dạ dày tăng cường tiết acid, cản trở quá trình tiêu hóa.
Do đó, những người có tiền sử loét dạ dày và nóng trong nên đặc biệt cẩn trọng với hai loại thức uống kể trên.
Đồ ăn thừa thường được "tái sử dụng" bằng cách dùng lò vi sóng hâm nóng. Nhưng ít ai biết rằng, cách làm này lại khiến chúng sản sinh nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
Cùng với đó, những thực phẩm đã quá hạn sử dụng thường có nấm mốc hoặc chứa các chất gây ung thư.
Những loại thực phẩm như lạp xưởng, thịt nguội, xúc xích… có chứa nhiều chất bảo quản và có khả năng gây ung thư cho người sử dụng.
Đặc biệt, những món như thịt muối, cá xông khói thường chứa nhiều nitrite và sản sinh các chất gây ung thư khi tiến vào cơ thể.
Các nhà khoa học Thụy Điển đã phát hiện, theo số liệu thống kê hằng năm, việc tăng 30g hấp thu thực phẩm chế biến sẵn sẽ khiến lượng người mắc ung thư gia tăng 10 – 15%.
Trọn bộ nguyên tắc bảo vệ dạ dày
Để dạ dày của chúng ta luôn khỏe mạnh, bạn cần kiên trì thực hiện những nguyên tắc bảo vệ và chăm sóc cơ quan này.
Điều cốt yếu là chúng ta cần hình thành lối sống khoa học, giảm bớt áp lực công việc, cai rượu, bỏ thuốc, xây dựng chế độ ăn uống sạch sẽ, bổ dưỡng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe cũng kiến nghị mọi người nên áp dụng một số thói quen dưới đây để bảo vệ bộ máy tiêu hóa của cơ thể.
Nhai kỹ, nuốt chậm: Thực phẩm tiến vào khoang miệng càng nhỏ, càng vụn, càng ướt, dạ dày sẽ càng dễ tiêu hóa.
Các nghiên cứu nước ngoài cũng đã chứng minh, những người duy trì thói quen nhai nhiều, nhai kỹ, ăn uống từ tốn khi về già sẽ sở hữu thể chất tốt hơn so với những người không có thói quen này. Các chuyên gia sức khỏe còn kiến nghị, mỗi miếng thức ăn cần nhai khoảng 30 lần rồi mới nên nuốt.
Nguyên tắc "3 không": Không ăn đồ sống, không ăn thực phẩm lạnh, không ăn quá no là nội dung chính của nguyên tắc bảo vệ dạ dày. Nguyên nhân là bởi thực phẩm sống, lạnh sẽ khiến cơ thể nhiễm hàn khí, gây hại cho dạ dày. Trong khi đó, ăn quá no lại tăng cường áp lực cho cơ quan này, khiến dạ dày rơi vào tình trạng "quá tải".
Luôn mang theo bánh quy: Loại bánh này có tác dụng trung hòa acid dạ dày. Trong trường hợp không thể ăn cơm đúng giờ, bạn chỉ cần ăn 2 chiếc bánh quy là có thể đẩy lùi cơn đói và làm giảm những tổn thương do acid dạ dày gây ra.
Uống sữa bò trước khi ăn cay và uống rượu: Sữa bò giúp dạ dày hình thành một lớp màng bảo vệ rất tốt, chống lại sự xâm nhập và ăn mòn niêm mạc của cồn cũng như những đồ ăn cay khác, từ đó làm giảm tác hại của những loại đồ ăn, thức uống này đối với dạ dày.