Nuôi ăn bằng ống: Các nguyên tắc khi sử dụng và một số vấn đề thường gặp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Nuôi ăn bằng ống: Các nguyên tắc khi sử dụng và một số vấn đề thường gặp
Trong trường hợp bệnh nhân ung thư được bác sĩ chỉ định nuôi ăn bằng ống để hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng, khó ăn ở người bệnh. Cho ăn bằng ống có thể giúp thay đổi cuộc sống của người bệnh ung thư.

Cho ăn bằng ống thường được chỉ định trong một số trường hợp: mắc bệnh Pakinson khiến bạn khó nhai hoặc nuốt, mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư - ăn uống gặp khó khăn khiến sức khỏe suy kiệt, suy dinh dưỡng. Nếu bệnh nhân không thể ăn uống như bình thường thì việc nuôi ăn bằng ống thông có thể giúp ích khá nhiều trong việc truyền dinh dưỡng vào cơ thể, giảm khả năng bị nghẹn.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải, ống sẽ được đặt chạy qua mũi hoặc vào dạ dày ruột. Bệnh nhân không cần phẫu thuật nếu ông được đặt từ mũi vào. Ngược lại, bệnh nhân sẽ cần được phẫu thuật nếu như đặt ống nuôi ăn ở dạ dày.

Khi ăn bằng ống, bệnh nhân có thể sẽ không cảm thấy thoải mái, đôi khi còn cảm thấy đau, do vậy người nhà hoặc y tá cần hướng dẫn người bệnh điều chỉnh tư thế nằm hoặc ngủ. Việc vệ sinh và làm sạch ống giúp ngăn ngừa một số biến chứng trong quá trình cho ăn.

Ngoài một số khó khăn trên, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường, đi chơi, quan hệ tình dục, tập luyện thể thao...

Cách sử dụng và vệ sinh ống cho ăn

Cung cấp dinh dưỡng theo đường ống có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể sử dụng máy bơm, ống tiêm để truyền thức ăn. Y tá, bác sĩ hoặc người cung cấp thiết bị sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng và chăm sóc ống.

1. Các nguyên tắc khi nuôi ăn bằng ống

- Rửa tay sạch bằng xà phòng, chất khử trùng chứa cồn. Không nên để tay ướt khi thực hiện thao tác cho ăn.

- Rửa ống thường xuyên bằng nước trước và sau khi sử dụng kể cả chỉ dùng để uống thuốc. Trường hợp không dùng đến ống cũng phải vệ sinh sạch sẽ sau đó mới tiến hành bảo quản.

- Theo dõi các vấn đề nhiễm trùng: Nếu vùng đặt ống bị nhiễm trùng như sưng, đỏ, kích ứng, bạn cần vệ sinh và xử lý vết nhiễm trùng càng sớm càng tốt. Nguyên tắc an toàn đảm bảo nơi ống đi vào dạ dày của người bệnh phải sạch và khô.

- Chăm sóc răng và nướu: Ngay cả khi bệnh nhân không nhai nuốt thức ăn bằng miệng thì việc vệ sinh răng miệng vẫn rất cần thiết. Giữ cho môi luôn ẩm với dầu dưỡng hoặc nước.

2. Chế độ dinh dưỡng khi nuôi ăn bằng ống

Khi nuôi ăn bằng ống, bệnh nhân cần sử dụng một công thức đặc biệt với lượng calo hoặc chất dinh dưỡng phù hợp với thể trạng của bệnh nhân. Người nhà nên trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng để biết thực đơn nào phù hợp.

Với sự đồng ý của bác sĩ, bạn có thể tự pha chế công thức trong máy xay. Bạn sẽ cần đảm bảo rằng khẩu phần ăn hàng ngày đủ calo, vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất lỏng.

Các loại đồ uống khác cũng có thể đưa vào bằng đường ống như:

- Chất lỏng thay thế chất điện giải

- Đồ uống bù nước

- Nước ép

- Các loại enzyme được chỉ định trong điều trị (nếu có)

Ngoài ra, người nhà có thể nghiền thuốc, hòa tan thuốc và đưa vào bằng ống cho ăn nhưng cần trao đổi với bác sĩ.

Khi nuôi ăn bằng ống, bạn cũng có thể bị buồn nôn, chuột rút hoặc một số rối loạn về dạ dày. Bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra ống của bạn đã đặt đúng vị trí hay chưa từ đó đưa ra các phương pháp giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn.

3. Một số vấn đề khi nuôi ăn bằng ống

- Khi nuôi ăn bằng ống, bệnh nhân tất nhiên sẽ không thể ăn giống người bình thường, điều nay có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về tâm lý

- Ăn bằng ống có thể khiến người bệnh không thể cảm nhận được hương vị của thực phẩm, tự ti về việc có một chiếc ống ở mũi hoặc dạ dày.

- Hạn chế về tình dục: Khi mắc bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư, vấn đề tình dục có thể bị ảnh hưởng do một số tác động khách quan. Trong trường hợp này, bạn nên giao tiếp cởi mở, thân mật với vợ hoặc chồng của mình, giúp bạn và đối tác giữ mối quan hệ tình cảm.

- Tích cực và lạc quan: Việc nuôi ăn bằng ống không đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ các hoạt động thể chất. Người bệnh hoàn toàn có thể chạy hoặc đi bộ nhưng nên trao đổi với bác sĩ về cường độ tập luyện cũng như các bài tập khác có tác dụng lên vùng đặt ống thông hay không. Các bài tập bơi lội ở vùng nước sạch cũng rất tốt cho vết mổ của bệnh nhân trong trường hợp chúng đã lành. Tuy nhiên bơi lội không phù hợp cho người đang đặt ống nuôi ăn ở mũi.

Dịch: https://www.webmd.com/digestive-disorders/living-with-feeding-tube#1


Tác giả: Thắng Lê