Nếu bạn thường xuyên sờ thấy cục cứng ở dưới ức rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Để chắc chắn bạn nên đi thăm khám trong trường hợp này.
Trên thực tế những khối u này rất cứng chắc có nổi cục và di động theo nhịp thở. Người bệnh có thể tự sờ thấy cục cứng ở dưới ức nhưng cũng có trường hợp cục u nhỏ ta phải sờ kỹ thì mới thấy (đặc điểm của những u này là chúng thường di động, không đứng yên một chỗ và không gây đau khi ta sờ nắn). Còn với những u to hơn hầu hết chúng có thể chiếm phần lớn ở vùng thượng vị và những khối u to này sẽ ít di động.
Để chẩn đoán và biết chính xác người bệnh có bị bệnh ung thư dạ dày hay không thì chúng ta cần thăm khám. Thường bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện nội soi dạ dày. Thông qua hình ảnh nội soi dạ dày có thể biết chính xác được đặc điểm và tính chất của khối u và từ đó đưa ra những hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào ở trong dạ dày tăng trưởng bất thường rồi phát triển thành u và những u này có khả năng gây hại nếu không được điều trị.
Theo Globocan năm 2018, tại Việt Nam tỉ lệ mắc mới của căn bệnh này là 17.527 ca trong đó số bệnh nhân tử vong là 15.065 ca bệnh. Đây là loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở khu vực Đông Á, loại bệnh gây ra tử vong cao thứ 3 ở Việt Nam sau ung thư gan, ung thư phổi và hiện tại loại bệnh này đang có tính trẻ hóa (xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường thì nam giới có tỉ lệ mắc cao hơn nữ giới).
Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh thường khó nhận biết và sẽ nhận biết rõ hơn ở các giai đoạn sau, có thể là:
- Người bệnh cảm thấy chướng bụng đầy hơi: Trên 70% bệnh nhân bị ung thư dạ dày có dấu hiệu chướng bụng và đầy hơi thường biểu hiện rõ nhất khi người bệnh ở trạng thái nghỉ ngơi. Và khi tình trạng này kéo dài người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi
- Đau tức vùng thượng vị: bị đau là dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn sớm (tùy từng trường hợp có thể đau âm ỉ hay đau dữ dội biểu hiện giống như bị đau và viêm dạ dày mà nhiều người vẫn nhầm tưởng)
- Chứng ợ chua, khó tiêu: đây là hiện tượng do acid trong dịch vị dạ dày bài tiết nhiều nên sinh ra tình trạng dư thừa và dẫn đến trào ngược dạ dày trong thực quản. Nếu tình trạng này kéo dài người bệnh sẽ cảm thấy bỏng rát ở cổ họng, khó nuốt và chán ăn
- Mệt mỏi, giảm cân: Trong giai đoạn đầu người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn và mệt mỏi. Việc chán ăn lâu ngày sẽ gây ra tình trạng cân nặng bị sụt giảm do chán ăn làm cho cơ thể không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể làm cho các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng và lan rộng hơn
- Chảy máu đường tiêu hóa
Và khi bước vào giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ sờ thấy khối u trước ngực.
Đọc thêm:
- Sáng ngủ dậy bị đau xương ức: Tất cả những thông tin cần biết về tình trạng này
- Bị ho có đờm mùi tanh có nguy hiểm không?
Phương pháp điều trị ung thư dạ dày sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Ung thư dạ dày sẽ được điều trị bằng nhiều phương pháp phù hợp từng giai đoạn:
- Phương pháp phẫu thuật: là phương pháp đầu tiên và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Bệnh nhân có thể cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau khi ổn định người bệnh có thể uống và ăn trở lại bình thường. Với những trường hợp ở giai đoạn cuối của bệnh các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tạm thời nhằm lặp lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống của người bệnh.
- Phương pháp hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Ở giai đoạn sớm của bệnh, hóa trị dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ với mục đích chính là tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể tránh tái phát bệnh sau này. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này sẽ gây ra một số tác dụng phụ tạm thời và có thể giảm bớt sau khi điều trị.
- Phương pháp xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng những tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác ở các vị trí bị ung thư và làm giảm thiểu tác hại với các mô lành. Trong ung thư dạ dày, việc điều trị bằng tia xạ có thể kết hợp với hóa trị để làm nhỏ các khối u và làm giảm các triệu chứng.
- Liệu pháp miễn dịch: là phương pháp mà bác sĩ sử dụng các loại thuốc hoặc các chất khác để xác định và tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm hại các tế bào bình thường.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ phải tái khám để kiểm tra có vấn đề gì bất thường hay bệnh tái phát trở lại không.
Để phòng ngừa ung thư dạ dày, bạn cần duy trì cân nặng, rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày. Đồng thời hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
Sử dụng thực phẩm an toàn, bổ sung vitamin và khoáng chất, duy trì chế độ ăn giàu chất xơ và hạn chế ăn những thức ăn đóng gói, thức ăn chế biến sẵn.
Những thay đổi nhỏ trong thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày sẽ góp phần phòng chống căn bệnh nguy hiểm. Cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị kịp thời hiệu quả.
Nguồn tham khảo: