Bên cạnh việc tuân thủ điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh ung thư dạ dày. Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên bổ sung những thực phẩm sau đây:
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo, lúa mì, lúa mạch hay những loại củ như khoai tây, khoai sọ rất tốt với người bệnh ung thư dạ dày, bởi thành phần hoàn toàn thân thiện khá dễ ăn rất tốt cho đường ruột và dạ dày của bệnh nhân
Protein và calo là nhóm dưỡng chất cần bổ sung cho đối tượng ung thư dạ dày. Nguồn dưỡng chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như: Sữa, pho mai, trứng… Ngoài ra, người bệnh ung thư dạ dày còn cần bổ sung thêm sắt, canxi, vitamin D thông qua một số thực phẩm như thịt đỏ, cá, bắp cải, bông cải xanh.
Rau xanh và hoa quả cung cấp chất xơ, vitamin và dưỡng chất cần thiết trong khẩu phần ăn của tất cả mọi người đặc biệt là những người mắc bệnh về đường tiêu hóa như bệnh dạ dày.
Các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn các loại rau quả tươi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là nên ăn mầm cải xanh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, ăn khoảng 70gam mầm cải xanh hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm, loét dạ dày hiệu quả, thậm chí là bệnh ung thư.
Rau quả cần được lựa chọn những loại an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo và trong quá trình chế biến cần lưu ý để tránh làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng có trong rau củ. Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn mầm cải xanh bởi nó có tác dụng giúp ngăn ngừa viêm, loét dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, ăn khoảng 70gam mầm cải xanh mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm, loét dạ dày hiệu quả, thậm chí là bệnh ung thư.
Một số loại rau xanh và hoa quả người bệnh ung thư dạ dày nên bổ sung như:
- Bắp cải: Trong bắp cải có chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U giúp chống lại tình trạng viêm loét dạ dày đồng thời bảo vệ lớp nhầy giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
- Rau chân vịt: Có chứa hàm lượng xen-lu-lô-zơ lớn có thể thúc đẩy nhu động đường ruột giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
- Táo: Táo giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và có tác dụng giảm béo giảm đau đầu, giảm tỉ lệ đột quỵ ở người già. Bên cạnh đó, táo còn được biết đến với tác dụng giảm các triệu chứng đầy bụng, ăn uống khó tiêu hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Đu đủ chín: Chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt tốt trong việc bảo vệ dạ dày, thành phần chính trong đu đủ là các enzyme phân giải protein giúp hệ tiêu hóa tốt hơn đồng thời xoa dịu các cơn đau của dạ dày.
- Chuối chín: Chuối chín có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ chất nhầy làm trung hòa axit. Trong chuối chín có chứa pectin đảm bảo hệ tiêu hóa được cân bằng tốt nhất. Lưu ý, không nên ăn chuối khi đang đói sẽ khiến cho bệnh dạ dày khó chịu hơn và dễ gặp phải các triệu chứng nhu buồn nôn, chóng mặt..