Phương pháp sinh thiết dạ dày: Khi nào cần sinh thiết và quy trình thực hiện như thế nào?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Phương pháp sinh thiết dạ dày: Khi nào cần sinh thiết và quy trình thực hiện như thế nào?
Sinh thiết dạ dày là phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện sớm các vấn đề của dạ dày như tổn thương do viêm loét, nhiễm vi khuẩn HP và thậm chí là ung thư dạ dày.

1. Tìm hiểu về phương pháp sinh thiết dạ dày

Sinh thiết dà dày là thuật ngữ dùng để mô tả việc lấy một số mẫu nhỏ mô dạ dày ra ngoài thông qua nội soi. Đây là phương pháp xét nghiệm nhằm phát hiện ung thư dạ dày và các vấn đề dạ dày đang gặp phải. 

Để thực hiện bác sỹ sẽ đưa một ống nội soi mềm, nhỏ qua cổ họng xuống thực quản rồi dạ dày, đầu ống nội soi có gắn camera và thiết bị sinh thiết giúp bác sỹ quan sát và lấy mẫu bệnh phẩm.

Sau khi được đưa ra ngoài, mẫu bệnh phẩm được gửi tới phòng thí nghiệm để làm các xét nghiệm phân tích tìm các dấu hiệu viêm, tế bào ung thư hoặc tìm tác nhân gây bệnh như vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori hay Hp), nấm. 

Mẫu sinh thiết cũng có thể sử dụng để nuôi cấy và làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu hơn như làm kháng sinh đồ xác định độ nhạy của vi khuẩn H.pylori với các kháng sinh, giải mã gen, xác định độc lực của chủng Hp bị nhiễm:

- Xét nghiệm mô bệnh học: mẫu sinh thiết từ dạ dày của bạn được kiểm tra dưới kính hiển vi, qua đó có thể phát hiện dấu hiệu tổn thương hoặc tế bào phát triển bất thường. Đây là cách duy nhất để xác định tế bào ung thư dạ dày.

- Nuôi cấy vi khuẩn: mẫu sinh thiết được đưa vào một môi trường đặc biệt để nếu như trong đó có vi khuẩn Hp thì chúng sẽ được nhân lên và quan sát được.

2. Sinh thiết dạ dày trong trường hợp nào?

Khi có các dấu hiệu dưới đây, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sinh thiết hoặc nội soi dạ dàykhi có các dấu hiệu dưới đây, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày và bấm sinh thiết nếu thấy có tổn thương bất thường:

- Đau bụng vùng thượng vị

- Buồn nôn hoặc nôn

- Ợ chua, ợ hơi

- Mất cảm giác ăn ngon

- Sút cân không rõ nguyên nhân

- Đi ngoài phân đen

- Nôn ra máu

Sinh thiết dạ dày cũng sẽ được thực hiện nếu như dạ dày bị viêm loét, tổn thương, polyp... hoặc để chẩn đoán sớm ung thư dạ dày. 

3. Lưu ý trước khi nội soi sinh thiết dạ dày

Trước khi sinh thiết dạ dày, người bệnh cần chú ý tuân thủ những quy tắc sau:

- Nhịn tối thiểu 6 giờ

- Không uống nước trong vòng 2 giờ trước khi nội soi

- Không sử dụng thức ăn xơ cứng, đồ uống có màu vào buổi tối trước hôm nội soi

- Ngừng sử dụng thuốc chống đông máu (nếu có).

- Ngừng sử dụng thuốc băng niêm mạc dạ dày

Ngoài ra nếu bạn mắc một số bệnh mạn tính hoặc đang gặp vấn đề về tim mạch, rối loạn đông máu...hãy trò chuyện với bác sĩ để có phương án tầm soát hợp lý hơn. 

4. Quy trình nội soi sinh thiết dạ dày

Quy trình sinh thiết dạ dày sẽ diễn ra như sau 

- Tiêm thuốc gây mê (tùy vào lựa chọn của bệnh nhân)

- Trường hợp không tiêm thuốc gây mê, bác sĩ sẽ xịt thuốc tê vào khoang miệng để giảm cảm giác đau và phản xạ nôn, ho khi đưa ống nội soi vào. 

- Đeo thiết bị bảo vệ răng và đưa ống nội soi qua họng xuống thực quản, dạ dày – tá tràng. Không khí được bơm vào để quan sát dễ hơn. Lúc này nếu nội soi thường bạn có thể cảm thấy khó chịu, nghẹt thở, buồn nôn, muốn ho sặc. Tuy nhiên sau thời gian đầu bạn sẽ dần thích ứng và cảm giác khó chịu sẽ giảm bớt. 

-  Bác sỹ quan sát các tổn thương bên trong dạ dày, lấy mẫu sinh thiết. 

Thông thường, một mô bệnh học sẽ có kết quả sau 10 ngày. Sau nội soi sinh thiết dạ dày, bạn không nên ăn ngay mà nên chờ 1-2 giờ để hệ tiêu hóa bình phục lại. 

Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình nội soi sinh thiết dạ dày

- Phản ứng với thuốc an thần, thuốc gây mê, gây tê

- Rối loạn nhịp tim, khó thở, đổ mồ hôi

- Huyết áp thấp, co thắt thanh quản

Nếu sau khi nội soi bạn cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì cần ngay lập tức báo với bác sỹ để được trợ giúp. Sau nội soi sinh thiết dạ dày, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy hơi đau ở họng, hoặc tức ngực, tuy nhiên tác dụng phụ này sẽ mau chóng biến mất. 

Có thể bạn quan tâm

 Nguyên nhân ung thư dạ dày và những điều bạn cần biết

 Những dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày qua từng giai đoạn

Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất. Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn. Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Phương pháp sinh thiết dạ dày: Khi nào cần sinh thiết và quy trình thực hiện như thế nào? - Ảnh 5.

 

Tác giả: TMH