Lại thêm 1 bé trai tử vong vì ung thư dạ dày do lây nhiễm vi khuẩn HP qua bữa ăn!

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Lại thêm 1 bé trai tử vong vì ung thư dạ dày do lây nhiễm vi khuẩn HP qua bữa ăn!
Vi khuẩn HP dạ dày tồn tại xung quanh cuộc sống con người và dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác nếu như không biết cách phòng tránh. Ca bệnh mắc ung thư dạ dày nhỏ tuổi nhất tôi từng gặp mới 12 tuổi. Rất tiếc sau 2 năm điều trị cháu đã tử vong”, TS Bình Trưởng khoa Ngoại bụng 1, BV K cho biết.

TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K cho biết, tước đây, căn bệnh này chủ yếu gặp ở độ tuổi 50-70 nhưng hiện nay nhóm bệnh nhân 30-40 tuổi rất đông. Ngay tại BV K, tỉ lệ bệnh nhân 19-20 tuổi mắc ung đường tiêu hóa không ít.

Khi xét nghiệm, cháu bé được xác định dương tính với vi khuẩn HP, là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày

TS Bình cho biết, cháu bé được phát hiện bệnh ở giai đoạn không còn sớm khi khối u đã lớn, có di căn gây hẹp môn vị. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau bụng nhiều, nôn nhiều, cơ thể suy kiệt do thiếu máu, suy dinh dưỡng. Gia đình cho biết, do kinh tế khó khăn và ở xa trung tâm nên không biết để đưa con đến viện sớm hơn. (theo: vietnamnet)

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhi tiếp tục được truyền hoá chất song bệnh tiến triển nhanh nên cháu đã không qua khỏi.Vi khuẩn tồn tại xung quanh con người và nếu chúng ta không để ý, việc nhiễm khuẩn là việc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có những loại vi khuẩn không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên lại có những loại vi khuẩn vô cùng độc hại, một trong số đó phải kể đến như viêm khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP dạ dày).

Vi khuẩn HP dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày...Để nhận biết cơ thể nhiễm vi khuẩn HP, bạn cần nắm được những thông tin cơ bản nhất như sau:

1. 4 con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP dạ dày

- Đường miệng - miệng: Vi khuẩn H.P hay được tìm thấy trong đường nước bọt, cao răng... từ khoang miệng người mắc bệnh. Việc dùng chung bát đĩa, bàn chải, thìa, muỗng ăn dở từ người có vi khuẩn HP thì khả lây nhiễm là rất cao. Do vậy bạn cần chú ý vệ sinh thật kỹ dụng cụ ăn uống và hạn chế ăn chung với người khác. 

- Đường dạ dày - miệng: Những người có vi khuẩn HP trong dạ dày khi gặp phải chứng trào ngược hoặc ợ chua sẽ làm vi khuẩn đẩy lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.

- Đường dạ dày - dạ dày: Nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ đường này chủ yếu trong những đợt làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày cho người bệnh có vi khuẩn, nếu không vệ sinh sạch dụng cụ mà đã sử dụng tiếp sang người khác sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

- Đường phân - miệng: Bạn có thể có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP từ phân của người bệnh trong trường hợp tiếp xúc với phân, không rửa tay sạch sẽ mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện trước khi ăn. Các con vật trung gian gây bệnh như ruồi, gián, muỗi...cũng có thể truyền vi khuẩn HP vào trong cơ thể của người khỏe mạnh. 

2. Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày vượt mức cho phép, nguy cơ tiến triển thành viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày là rất cao. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi thăm khám và tầm soát ung thư càng sớm càng tốt. 

2.1. Triệu chứng hôi miệng

Khi cơ thể nhiễm vi khuẩn HP dạ dày, miệng của bạn sẽ dễ bị hôi, vi khuẩn sản sinh ra mùi hôi khó ngửi trong khoang miệng. Thậm chí bạn đã đánh răng, súc miệng thường xuyên nhưng vẫn không cải thiện được. Nếu bị hôi miệng lâu ngày, bạn nên khám để nhận biết chính xác tình trạng bệnh đang mắc phải. 

2.2. Thường xuyên bị đau dạ dày

Một trong những dấu hiệu đặc thù khi cơ thể nhiễm vi khuẩn HP dạ dày là những cơn đau rát, sưng nóng ở vùng bụng. Bạn có thể gặp các triệu chứng khác như buồn nôn, dễ đói bụng, thì nhiều khả năng là vi khuẩn HP đang phát triển trong dạ dày. 

Triệu chứng nặng hơn như nôn khan vào sáng sớm, chán ăn, ợ chua, giảm cân nhanh, trướng bụng...cũng có thể là dấu hiệu cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP.

2.3. Bị tiêu chảy, nôn mửa

Khi bạn tiêu thụ những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thì nguy cơ cao sẽ gặp phải tình trạng ngộ độc, từ đó dẫn đến hiện tượng nôn mửa, tiêu chảy.

Tuy nhiên, nếu chắc chắn nguồn thực phẩm mình tiêu thụ vào đảm bảo an toàn vệ sinh mà vẫn xuất hiện tình trạng trên thì đó cũng có thể là biểu hiện ngầm cảnh báo vi khuẩn HP đang âm thầm phát triển trong dạ dày.

2.4. Mệt mỏi, tinh thần chán nản

Mệt mỏi không rõ nguyên nhân, chán ăn, stress...cũng là dấu hiệu cơ thể nhiễm vi khuẩn HP. Hệ tiêu hóa không tốt dẫn đến tình trạng cơ thể suy nhược, thiếu sức sống, da xanh xao, mệt mỏi, càng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển trong cơ thể.

Trên đây là những dấu hiệu điển hình khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP. Nếu bạn đang gặp những triệu chứng như trên, cần đi khám kịp thời để tầm soát sớm nguy cơ viêm loét hoặc ung thư dạ dày. 

Để phòng tránh vi khuẩn HP, bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh đồ dùng, dụng cụ ăn uống thật sạch sẽ, vệ sinh tay chân trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tránh tiếp xúc, dùng chung đồ với người bệnh. Bạn cũng nên làm sạch môi trường sống hàng ngày để côn trùng không có điều kiện gây bệnh cho cơ thể...

Tác giả: TMH