Mối nguy hại từ bệnh tiểu đường type 2 biến chứng thành tiểu đường giai đoạn cuối

Mối nguy hại từ bệnh tiểu đường type 2 biến chứng thành tiểu đường giai đoạn cuối
Bệnh tiểu đường gồm có ba loại chính là tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ. Đối với bệnh tiểu đường type 1, 2 nguyên nhân có thể do di truyền, chế độ ăn uống không không lành mạnh và ít vận động.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nan y và là kẻ giết người thầm lặng bởi chúng không hề có biểu hiện rõ rệt chỉ đến khi bệnh chuyển sang biến chứng. Do đó, 5 biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được căn bệnh quái ác này.

1 . Biến chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Bệnh tiểu đường gồm có ba loại chính là tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ. Đối với bệnh tiểu đường type 1, 2 nguyên nhân có thể do di truyền, chế độ ăn uống không không lành mạnh và ít vận động.

Thế nhưng, thật đáng buồn vì căn bệnh tiểu đường loại 1, 2 có thể không được người bệnh phát hiện ra chỉ khi nó đã ở giai đoạn nguy hiểm phát sinh những biến chứng thì mới biết.

Biến chứng suy tim là biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối:

Suy tim là một trong những biểu hiện bạn bị bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Suy tim ở người bị bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là do lượng đường huyết cao, đặc hơn do đó hình thành những cục xơ vữa động mạch, gây tắc ghẽn mạch máu. Chính yếu tố này gây trở ngại cho việc vận chuyển máu từ tim đi nuôi cơ thể và máu từ các bộ phận khác lại trở về nuôi tim.

Bệnh suy tim ở tiểu đường giai đoạn cuối được các bác sỹ kết luận là một trong những nguyên nhân gây nên cái chết cho hơn 80% những người mắc bệnh tiểu đường. Biểu hiện của chứng suy tim do bệnh tiểu đường giai đoạn cuối:

- Khó thở

- Phù nề chân tay

- Chụp X-Quang thấy tim to, buồng tim giãn

- Đặc biệt nguy hiểm là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não…

Biến chứng huyết áp cao của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối:

- Theo báo cáo của các chuyên gia y tế năm 2012, huyết áp cao ảnh hưởng đến 50% những người mắc bệnh tiểu đường.

- Đối với bệnh nhân bị tiểu đường type 1 huyết áp có thể lên tới 135/85 mmHg và bệnh tiểu đường type 2 có thể đo ở mức 140/80 mmHg. Triệu chứng của cao huyết áp do biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối:

- Nhức đầu

- Mờ mắt

- Khó thở

Biến chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là suy thận:

Suy thận là do quá trình đào thải lượng glucose thừa trong máu ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu tiện. Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn tới suy thận và phải chạy thận bằng máy.

Suy thận có thể là dấu hiệu bạn đang bị đái tháo đường. Triệu chứng của suy thận:

- Mệt mỏi

- Chán ăn

- Ngứa

- Buồn nôn

- Liệt dương ở nam dưới

- Giảm ham muốn tình dục ở nữ, có các triệu chứng viêm âm đạo…

Mù mắt, mờ mắt là biến chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối gây nên:

Bệnh võng mạc là thường xảy ra khi nồng độ glucose trong máu gây ra thay đổi các thành mạch máu võng mạc. Khi bị bệnh võng mạc sẽ dẫn tới người bệnh bị thay đổi tầm nhìn thậm chí gây nên mù mắt.

Bệnh thần kinh là biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối:

Alzheimer là biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Bệnh thần kinh có thể gây ra đối với cả bệnh tiểu đường type 1 và 2. Tỷ lệ mắc bệnh này phổ biến ở những người thừa cân, béo phì và đang ở độ tuổi trên 40.

Khi bị bệnh thần kinh, người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sẽ khiến giác quan trong cơ thể kém đi. Alzheimer là một trong những triệu chứng biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối.

Triệu chứng: bệnh nhânbệnh tiểu đường giai đoạn cuối bị mắc chứng mất trí nhớ, giảm nhận thức. Theo một số nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân tiểu đường mắc chứng Alzheimer có thể là triệu chứng của tiểu đường giai đoạn cuối.

Biến chứng vết thương lâu lành của bẹnh tiểu đường giai đoạn cuối:

Đây có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối mà bạn nên chú ý. Nguyên nhân của vết thương lâu lành do bệnh tiểu đường là tình trạng viêm đa dây thần kinh khiến cảm giác chân tay bạn bị đau, vết thương lâu lành, nhiễm trùng, lở loét.

Thậm chí, bệnh nhân bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có thể phải cắt cụt chi do hoạt tử và có thể tử vong do nhiễm trùng.

Bệnh nhân tiểu đường bị viêm đa dây thần kinh khiến giảm cảm giác đau, khi gặp phải vết thương dù nhỏ cũng không biết dẫn đến khi vết thương nặng và nhiễm trùng mới phát hiện.

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối lại thường bị xơ vữa động mạch, đường huyết cao khiến vết thương khó lành, dễ nhiễm trùng, thậm chí  phải cắt cụt chi do hoại tử  hoặc tử vong do nhiễm trùng.

Vì vậy người bị tiểu đường dù vết thương nhỏ cũng cần dùng ngay băng vết thương dạng xịt tạo màng Polyesteramide để bảo vệ ngăn vết thương nhiễm khuẩn và kích thích lành nhanh gấp 3-5 lần ngăn biến chứng nặng thêm.

Bởi vậy, để kiểm soát biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối bạn nên đi khám bệnh định kỳ để biết được mình có bị bị căn bệnh quái ác này hay không để phòng ngừa biến chứng và có hướng điều trị bệnh kịp thời.

2 . Dấu hiệu của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

- Bệnh thận và tiết niệu:

Ảnh 5.

Biến chứng thận là một trong những biến chứng chính của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Ở bệnh tiểu đường giai đoạn cuối này, các dây thần kinh và mạch máu tới thận bị tổn thương nghiêm trọng.

Chức năng lọc của thận giảm, kết hợp với nhiễm khuẩn trong đường tiết niệu, có thể khiến số lần bạn đi tiểu tăng lên, nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc có máu. Những triệu chứng này thường kèm theo sốt, ớn lạnh và đau lưng. Cuối cùng dẫn đến suy thận nặng và bạn có thể phải chạy thận nhân tạo để loại bỏ các chất thải trong cơ thể.

- Liệt dạ dày:

là kết quả của sự tổn thương các dây thần kinh phế vị, chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Điều này dẫn đến chậm làm rỗng dạ dày và gây ra các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn, nôn ra thức ăn không tiêu, cảm giác nhanh no, chán ăn,…

Đây là một biến chứng nghiêm trọng, rất khó điều trị, nó khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn và làm bệnh thêm trầm trọng.Liệt dạ dày là một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong bệnh tiểu đường giai đoạn cuối.

- Bệnh thần kinh ngoại biên:

Ở giai đoạn nặng, bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có thể làm hỏng toàn bộ các dây thần kinh trong cơ thế bạn. Trong đó, các dây thần kinh ở chi dưới bị thiệt hại nhiều nhất. Bạn có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng ở đôi chân như cảm giác đau đớn thường xuyên, những vết loét khó lành, thậm chí bàn chân phải cắt cụt.

- Bệnh võng mạc mắt

Đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc mắt gây xuất huyết, phù nề võng mạc. Ban đầu, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như điểm mờ, chấm đen trước mắt. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, thị lực sẽ bị suy giảm trầm trọng, cuối cùng có thể dẫn đến mất thị lực hoàn hoàn và mù lòa vĩnh viễn.

- Nhiễm trùng:

Sức đề kháng giảm và lượng đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển. Vì vậy, ở giai đoạn bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có thể bị nhiễm trùng tại rất nhiều vị trí như trên da, răng lợi, sinh dục,…

- Vấn đề tình dục:

Vấn đề tình dục cũng là một trong những triệu chứng chính của tiểu đường giai đoạn cuối, gây ra bởi sự tổn thương của các dây thần kinh và mạch máu. Chúng có thể bao gồm rối loạn cương dương ở nam giới, khô âm đạo ở nữ giới, khó đạt cực khoái và suy giảm ham muốn tình dục.

- Các bệnh về tim mạch:

Trong giai đoạn cuối, các thành động mạch có thể bị tổn thương và xơ vữa nặng, gây ra nhiều vấn đề về tim mạch. Người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có thể thường xuyên thấy đau tức ngực, mệt mỏi, khó thở và đối mặt với nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Biến chứng khác của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối:

Nguyên nhân: bệnh tiểu đường giai đoạn cuối lúc này rất khó kiểm soát đường huyết của mình vì vậy người bệnh thường bị hiện tượng đường huyết lên xuống thất thường, nguy hiểm tớ tính mạng người bệnh.

Ảnh 7.

Đường huyết thấp dưới 60mg/dl có thể dẫn tới tình trạng hôn mê, thậm trí là tử vong, đường huyết cao hơn 180mg/dl là nguyên nhân chính gây tổn thương nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể, làm biến chứng bệnh nặng hơn.

Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối có những biến chứng nguy hiểm vì vậy người nhà cần chú ý chăm sóc cho bệnh nhân để bệnh chuyển biến tốt hơn.

3 . Điều trị tiểu đường giai đoạn cuối

Điều trị bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối đòi hỏi sự kiên trì của cả người bệnh, bác sĩ và những người thân trong gia đình. Mục tiêu điều trị trong giai đoạn này nhằm giảm thiểu bớt các triệu chứng đau đớn cho người bệnh, cố gắng duy trì cuộc sống lâu hơn và chăm sóc tốt cho người bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giám sát Glucose máu:

Theo dõi đường huyết thường xuyên sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh và hiệu quả của phác đồ điều trị, từ đó đưa ra được những điều chỉnh tốt hơn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Mục tiêu kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có thể nằm trong khoảng từ 4 – 15 mmol/L là chấp nhận được.

Giám sát chế độ ăn uống:

Dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối buộc phải được kiểm soát nghiêm ngặt, vì chỉ cần lơ là trong lựa chọn thực phẩm cũng có thể khiến đường huyết mất ổn định và dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.

Trong giai đoạn này, người bệnh có thể cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống, chán ăn và bỏ bữa. Lúc này, sự động viên chăm sóc tận tình của người thân đóng vai trò quan trọng để giúp người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.

Đồng thời, nên lựa chọn và chế biến thực phẩm phù hợp với khẩu vị của người bệnh để giúp họ cảm thấy ngon miệng, thoải mái hơn.

4 . Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối

Chú ý chế độ ăn:

Người nhà bệnh nhân bệnh tiểu đường giai đoạn cuối nên chú ý tới chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường, tránh để đường huyết tăng quá cao hoặc giảm quá thấp, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và biến chứng nặng hơn.

Chế độ tập luyện:

Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối thường rất mệt mỏi và không thể tập luyện, lúc này người nhà nên thường xuyên vận động tay chân cho bệnh nhân nhẹ nhàng

Sử dụng in sulin và các thuốc hạ đường huyết:

Với bệnh tiểu đường type 1, trong giai đoạn cuối, người bệnh có thể được sử dụng in sulin tác dụng kéo dài để tránh nguy cơ hạ đường huyết. Với người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối, in sulin có thể không còn cần thiết trong giai đoạn này, bởi người bệnh đã bị sút cân, giảm hấp thu dinh dưỡng và giá trị đường huyết mục tiêu cũng nằm ở trong khoảng rộng hơn.

Lúc này các thuốc uống hạ đường huyết có thể được chỉ định để thay thế in sulin. Với những bệnh nhân chức năng gan thận đã bị suy giảm, cần phải thận trọng trong việc lựa chọn sử dụng một số nhóm thuốc như sul phonylureas.

Liệu pháp corticosteroid:

Các thuốc corti costeroid được sử dụng để làm giảm bớt các triệu chứng đau, chán ăn, tăng áp lực nội sọ, buồn nôn, cùng với các bệnh ác tính khác của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Tuy nhiên thuốc có thể làm tăng đường huyết, vì vậy cần theo dõi đường huyết chặt chẽ để có những điều chỉnh liều phù hợp.

Điều trị biến chứng:

Tùy từng biến chứng cụ thể mà người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp. Chúng có thể bao gồm các thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tim, ngăn ngừa huyết khối hay biện pháp chạy thận nhân tạo…

Một số sản phẩm thực phẩm chức năng chuyên biệt về biến chứng cũng có thể hữu ích, để giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng và cải thiện cuộc sống cho người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối.

Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ là điều quan trọng với bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Cùng với đó, sự chăm sóc và chia sẻ của gia đình cũng đóng một vai trò không nhỏ để động viên tinh thần cho người bệnh, giúp người bệnh cảm thấy lạc quan và thoải mái hơn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh tiểu đường.

Sự chăm sóc của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường giai đoạn cuối.


Tác giả: MN