Huyết áp cao là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Huyết áp cao là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Ở người bình thường, huyết áp sẽ duy trì khoảng 120/80 mmHg. Nếu chỉ số huyết áp tăng lên 140/90 mmHg, bạn đang bị huyết áp cao. Vậy bạn có biết huyết áp cao là gì? Cùng tìm hiểu tất cả các thông tin về huyết áp cao và bệnh cao huyết áp nhé.

Huyết áp cao là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể khiến dẫn đến "cái chết thầm lặng". Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải căn bệnh này và con số đó đang được tăng lên theo từng năm. Để giúp các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về căn bệnh này, xin mời các bạn hãy cùng tìm hiểu khái niệm huyết áp cao là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp qua bài viết bên dưới.

1. Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị - Ảnh 1.

Thế nào là cao huyết áp? Huyết áp cao là gì? Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến hiện nay (nguồn: Internet)

Huyết áp được xác định bằng lưu lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ).

Huyết áp cao (hay còn gọi là bệnh cao huyết áp) là bệnh lý mạn tính khiến áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Ở người bình thường, chỉ số huyết áp tâm thu thường <120 và tâm trương <80. Người tiền huyết áp có chỉ số tâm thu dao động từ 120-130 và tâm trương từ 80-89. Người bị huyết áp cao có chỉ số huyết áp tâm thu >=135 và tâm trương >=85. 

Huyết áp cao tăng áp lực cho tim do đó gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não,...

Các loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:

  • Cao huyết áp tự phát (hay còn gọi là nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): cao huyết áp tự phát chiếm đến 90% các trường hợp và không có nguyên nhân gây bệnh cụ thể

  • Cao huyết áp thứ phát (do các bệnh khác gây ra): bệnh liên quan đến một số bệnh như bệnh van tim, động mạch, bệnh thận và một số bệnh nội tiết

  • Cao huyết áp thai kỳ: bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật

  • Cao huyết áp tâm thu: bệnh chỉ khiến huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường. 

Bảng phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp Châu ÂU (ESC/ESH):

Tình trạng huyết áp

Huyết áp tâm thu (Đơn vị: mmHg)

Huyết áp tâm trương (Đơn vị: mmHg)

Huyết áp tối ưu

<120

<80

Tiền cao huyết áp 

120-139

80-89

Tăng huyết áp giai đoạn 1

140-159

90-99

Tăng huyết áp giai đoạn 2

160-179

100-109

Tăng huyết áp giai đoạn 3

>=180

>=110

2. Triệu chứng cao huyết áp

Phần lớn các triệu chứng của huyết áp cao đều mờ nhạt, không rõ ràng. Thực tế, đa số các bệnh nhân cao huyết áp đều không phát hiện ra bất kỳ một triệu chứng hay dấu hiệu rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã ở tình trạng khá nghiêm trọng. Khi huyết áp tăng cao, một số người sẽ có một vài triệu chứng như:

- Choáng và chóng mặt

- Buồn nôn và nôn

- Đau tim

- Tê và ngứa ran các chi

- Xuất huyết kết mạc hoặc vết máu trong mắt

- Nhức đầu

- Chảy máu mũi

3. Mức độ nguy hiểm của bệnh cao huyết áp

Triệu chứng bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu rõ ràng nào mặc dù mức độ tiến triển của bệnh rất nguy hiểm. Huyết áp cao được coi như "kẻ giết người thầm lặng" có thể xuất hiện đột ngột cướp đi tính mạng của người bệnh hoặc gây ra một số biến chứng ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người bệnh sau đó.

Bệnh cao huyết áp có thể dẫn tới biến chứng trên nhiều bộ phận trong cơ thể như các biến chứng tim mạch: nhồi máu cơ tim, suy tim, các bệnh về động mạch vành; các biến chứng về thận, mắt, thậm chí dẫn tới mù lòa…

4. Những ai có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao

- Tiền sử gia đình: nếu người trong gia đình bạn có huyết áp cao thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh

- Tuổi: nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là những người từ 45 tuổi trở lên

- Ít hoặc không vận động thường xuyên: những người ít hoặc không vận động thường xuyên thường có nhịp tim cao hơn người thường xuyên vận động. Khi nhịp tim càng cao, tim bạn sẽ phải hoạt động mạnh hơn, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

- Thừa cân, béo phì: cân nặng càng cao thì bạn sẽ cần nhiều máu hơn để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho các mô và các cơ quan. Khi lượng máu lưu thông qua các mạch máu tăng lên thì áp lực máu lên thành động mạch cũng tăng theo. 

- Thiếu Kali trong khẩu phần ăn: Kali đóng vai trò cân bằng lượng natri trong cơ thể. Nếu cơ thể bạn không được cung cấp đầy đủ kali, cơ thể sẽ tích tụ nhiều natri trong máu, gây nên tình trạng huyết áp cao. 

- Mắc các bệnh mạn tính: người mắc bệnh mạn tính như bệnh thận, các bệnh về nội tiết, đái tháo đường, chứng ngưng thở khi ngủ,...

- Stress: Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp tạm thời

- Hút thuốc lá: Hút thuốc không những phá hủy thành mạch, làm thu hẹp động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn làm tăng huyết áp tạm thời. 

- Uống nhiều bia rượu: uống nhiều bia rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như làm tăng huyết áp. 

5. Nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao

Một số nguyên nhân tiêu biểu nhất dẫn tới huyết áp cao là gì:

5.1. Yếu tố bệnh lý

Các bệnh về thận như viêm cầu thận, sỏi thận, niệu quản… Các bệnh về nội tiết: cường tuyến yên, cường tuyến giáp, u vỏ thượng thận… Các bệnh lý về máu và tim, thừa cân, béo phì…

5.2. Đặc điểm cá nhân

Chủng tộc: một sỗ chủng tộc có nguy cơ tăng huyết áp như người Mỹ gốc Phi, tăng huyết áp có xu hướng di truyền. Bên cạnh đó, độ tuổi cũng là yếu tố khiến một người bị tăng huyết áp, tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh.

Huyết áp cao là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị- Ảnh 2.

Nguyên nhân huyết áp cao là gì? Ăn nhiều muối không tốt cho bệnh nhân cao huyết áp vậy huyết áp cao nên ăn gì (nguồn: Internet)

5.3. Thói quen ăn uống, sinh hoạt

Người ăn quá nhiều muối có nguy cơ cao bị mắc bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, hút thuốc lá và lười vận động cũng nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này.

5.4. Tác dụng phụ của thuốc

Đôi khi, bệnh cao huyết áp là do dúng một số loại thuốc: thuốc chữa ngạt mũi, thuốc chữa hen, thuốc tránh thai…

6. Phương pháp điều trị cao huyết áp

Hiểu được huyết áp cao là gì người bệnh cần xác định, điều trị bệnh cao huyết áp là quá trình lâu dài và kết quả dựa trên sự tác động ở nhiều chế độ: giảm cân, sử dụng thuốc, thói quen ăn uống…

6.1. Kiểm soát cân nặng

Trên thực tế, không ít người bị thừa cân, béo phì đã mắc bệnh cao huyết áp. Vì thế, việc lập ra kế hoạch để hạn chế cân nặng của mình là vô cùng cần thiết. Thông thương, khi giảm cân, huyết áp cũng giảm theo đáng kể.

Bên cạnh bệnh cao huyết áp, thừa cân còn dẫn tới một số bệnh lý khác như gan nhiễm mỡ, tiểu đường và nguy hiểm hơn là các bệnh về tim mạch. Vì thế, hạn chế cân nặng là cách đơn giản nhất giúp người bệnh sống khỏe mạnh.

6.2. Chế độ ăn uống

Với chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh, hoa quả, người bệnh hoàn toàn có thể kiếm soát huyết áp và vấn đề cân nặng.

Ngoài ra, việc giảm lượng muối cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh cao huyết áp. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi xây dựng cho mình một thực đơn lý tưởng.

Huyết áp cao là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị - Ảnh 3.

Huyết áp cao là gì? Huyết áp cao nên làm gì? Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh (nguồn: Internet)

6.3. Chế độ luyện tập

Đây là yếu tố cực kì quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, giúp giảm huyết áp, giảm cân và tăng sự lưu thông máu. Các bác sĩ sẽ có những gợi ý phù hợp với tình trạng bệnh của từng người, từ đó đưa ra những phương pháo vận động nhẹ nhàng mà hiệu quả.

6.4. Sử dụng thuốc

Bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng thuốc phù hợp với từng bệnh nhân. Với những người đang sử dụng thuốc cần lưu ý đi khám định kì cho đến khi huyết áp ổn định. Bạn nên đi khám 4 - 5 lần trong 1 năm.

Tóm lại

Bệnh huyết áp cao là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy việc tìm hiểu các thông tin như huyết áp cao là gì, nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao, triệu chứng và cách điều trị bệnh huyết áp cao là vô cùng cần thiết. Hi vọng rằng, những thông tin được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ là những thông tin hữu ích dành đến cho các bạn. Nếu có các triệu chứng và hiện tượng của bệnh cao huyết áp, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

                                                                                                                            Tổng hợp

Tác giả: Quỳnh Anh