Đề phòng với biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường

Đề phòng với biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp, là những biến thường gặp ở những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chưa biết lý do vì sao có sự tương quan đáng kể giữa hai bệnh này, nhưng người ta giả định rằng béo phì, nhiều chất béo, chế độ ăn uống nhiều natri và không hoạt động dẫn đến sự gia tăng đồng thời cả hai bệnh trên.

Tăng huyết áp được biết đến như một "kẻ giết người thầm lặng" vì nó không có triệu chứng. Một cuộc khảo sát năm 2002 của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho thấy rằng: "68% những người bị bệnh tiểu đường không nhận thức được họ có nguy cơ gia tăng bệnh tim và đột quỵ vì nó liên quan đến cao huyết áp mãn tính".

Tăng huyết áp là tình trạng máu được bơm đến khắp cơ thể với áp lực quá cao. Khi tăng huyết áp kéo dài sẽ khiến cho cơ tim mệt mỏi do phải bơm máu với áp lực cao và trái tim dần giãn rộng ra. Trong năm 2008, trong số những người lớn hơn 20 tuổi bị bệnh tiểu đường thì những người huyết áp cao hơn 140/90 chiếm 67%.

Ở người khỏe mạnh, huyết áp 140/90 được xem là bình thường, nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, các bác sĩ khuyên bạn nên ở mức thấp hơn: 135/80.

Điều đó có nghĩa là gì? Số đầu tiên (135) được gọi là huyết áp tâm thu; nó cho thấy áp lực máu do tim co bóp để bơm đi. Số thứ hai (80), được gọi là huyết áp tâm trương, là áp lực được duy trì bởi các động mạch giữa các nhịp co bóp của tim.

Người khỏe mạnh nên kiểm tra huyết áp vài lần trong năm, nhưng bệnh nhân tiểu đường cần phải thận trọng hơn. Ngoài việc kiểm tra huyết áp ít nhất bốn lần mỗi năm, ADA khuyến cáo hãy tự theo dõi tại nhà, ghi lại các chỉ số và báo với bác sĩ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp kèm với bệnh tiểu đường là gì?

Sự kết hợp của tăng huyết áp và bệnh tiểu đường tuýp 2 đặc biệt nguy hiểm và có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

"Nhiều nghiên cứu trong thập kỷ qua đã phát hiện ra rằng việc hạ huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Nhiều chuyên gia tin rằng việc hạ huyết áp có thể là bước quan trọng nhất mà những người bị tiểu đường cần làm, quan trọng hơn cả làm giảm đường huyết". Bị tiểu đường tuýp 2 và huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh liên quan tiểu đường, chẳng hạn như bệnh võng mạc, có thể gây mù lòa và bệnh thận.

Cũng có bằng chứng quan trọng cho thấy cao huyết áp mãn tính có thể thúc đẩy sự xuất hiện những vấn đề về nhận thức liên quan đến lão hóa, chẳng hạn như bệnh Alzheimer hoặc bệnh mất trí nhớ. Đó là do mạch máu bơm vào não có thể bị chặn bởi lớp mỡ.

Ngoài việc không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường còn có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Hãy nhớ rằng, nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ được nâng lên theo cấp số nhân nếu bạn có nhiều hơn một trong những yếu tố nguy cơ sau:

Tiền sử gia đình về bệnh tim Căng thẳng Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều natri Lối sống ít vận động Tuổi cao Béo phì Hút thuốc Ăn vào quá ít kali hoặc vitamin D Uống nhiều rượu Các bệnh mãn tính như bệnh thận, bệnh tiểu đường hoặc chứng ngưng thở khi ngủ. Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa tăng huyết áp kèm với bệnh tiểu đường?

Bạn có thể thay đổi lối sống để làm giảm huyết áp. Chủ yếu là chế độ ăn uống và tập thể dục hàng ngày (điều này là bắt buộc). Hầu hết bác sĩ khuyên nên đi bộ nhanh trong 30 phút mỗi ngày, ngoài ra những bài tập thể dục nhịp điệu cũng có thể làm cho tim của bạn khỏe mạnh hơn. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên tập thể dục cường độ trung bình tối thiểu 150 phút/tuần và/hoặc bài tập tim mạch nặng 90 phút/tuần.

Hãy trao đổi với bác sĩ để xây dựng kế hoạch tập thể dục hợp lý, đặc biệt là nếu trước đây bạn chưa tập luyện, hoặc đang cố gắng tập những bài tập nặng hơn trước, hoặc nếu bạn không thể đạt được mục tiêu tập luyện. Hãy bắt đầu bằng bài tập năm phút đi bộ nhanh mỗi ngày và tăng dần theo thời gian. Đi thang bộ thay vì thang máy, hoặc đậu xe cách lối vào cửa hàng xa hơn trước.

Các bí quyết để có lối sống khỏe mạnh hơn

Bạn phải quen với việc thay đổi thói quen ăn uống, chẳng hạn như giảm đường trong chế độ ăn, nếu muốn tốt cho tim thì bạn cũng phải giảm bớt lượng muối, thịt có nhiều chất béo và các sản phẩm từ sữa. Hãy thử những phương pháp sau để làm cho bữa ăn của bạn cân bằng hơn:

Bổ sung thêm rau vào bữa ăn. Chuyển sang các sản phẩm sữa ít béo. Đảm bảo thực phẩm chế biến phải chứa ít hơn 400mg natri. Tránh để muối lên bàn. Chọn các loại thịt nạc và cá, hoặc thay thế thịt. Nấu bằng các phương pháp ít béo như nướng (tránh các loại thực phẩm chiên). Ăn nhiều trái cây. Ăn thực phẩm nguyên chất (không chế biến). Chuyển sang mì, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt. Ăn nhiều bữa nhỏ. Không bỏ bữa sang. Phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp kèm với bệnh tiểu đường là gì?

Có một số người có thể giảm bệnh tiểu đường tuýp 2 và tăng huyết áp bằng cách thay đổi lối sống, đa số những người còn lại đều cần dùng thuốc. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ cho bạn một hay nhiều loại thuốc để làm giảm các yếu tố nguy cơ. Thuốc điều trị huyết áp cao có năm loại khác nhau: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc ức chế beta, thuốc chẹn kênh canxi và thuốc lợi tiểu. Một số loại thuốc có tác dụng phụ, nên theo dõi những triệu chứng bất thường của bạn khi sử dụng thuốc và hỏi bác sĩ nếu bạn có sử dụng một số loại thuốc khác.


Tác giả: MN