Những điều cần biết về insulin trong điều trị tiểu đường

Những điều cần biết về insulin trong điều trị tiểu đường
Hiện nay insulin là liệu pháp phổ biến nhất và gần như là lựa chọn duy nhất cho những bệnh nhân tiểu đường. Vậy liệu pháp insulin là gì? Tác động, cách sử dụng và những điều cần biết về insulin sẽ được đề cập trong bài viết sau đây.

1. Insulin là gì?

Insulin là một dạng hormone ở tuyến tụy - tuyến này có vị trí nằm ở phía sau dạ dày. Tuyến tụy cho phép cơ thể của bạn thực hiện chuyển hóa glucose thành dạng năng lượng cung cấp. Glucose là một trong các nhóm đường tìm thấy trong nhiều dạng carbohydrate.

Sau khi bạn hấp thụ thức ăn thì hệ tiêu hóa sẽ tiến hành bẻ gãy và làm biến đổi những phần tử carbohydrate thành glucose. Một khi những phần tử này đã ngấm vào dòng máu thì insulin sẽ khiến những tế bào trên khắp cơ thể sẽ hấp thụ lượng đường này để tạo ra năng lượng.

Bên cạnh đó insulin cũng có vai trò quan trọng trong việc cân bằng được lượng đường huyết. Khi lượng glucose trong máu ở mức quá cao thì insulin sẽ ra hiệu cho cơ thể trữ lượng đường này ở gan. 

Lượng đường này sẽ không được cơ thể tiết ra cho tới khi nồng độ đường ở trong máu bị giảm xuống, ví dụ như trong thời gian nghỉ giữa những bữa ăn hay vào những lúc cơ thể đang bị căng thẳng và cần phải hỗ trợ thêm năng lượng.

2. Tác động của insulin tới bệnh tiểu đường như thế nào?

Bệnh tiểu đường hình thành do cơ thể không sử dụng insulin một cách hợp lý hay do cơ thể không sản xuất đủ liều lượng cần thiết. Có hai dạng tiểu đường thường gặp: tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 (các nhà khoa học đã tìm ra được một dạng tiểu đường type 3 nữa??).

Tiểu đường type 1 là một dạng bệnh lý tự miễn (autoimmune disease) do cơ thể không còn sản xuất ra insulin. Tiểu đường type 1 xảy ra khi hệ miễn dịch đã phá hủy toàn bộ các tế bào sản xuất insulin có trong tuyến tụy. Dạng tiểu đường này thường xảy ra phổ biến ở những người trẻ tuổi, tuy vậy nó vẫn có thể được tìm thấy ở cả những người lớn. Tiểu đường type 2 cũng  là dạng bệnh gây ảnh hưởng đến mọi đối tượng tuy nhiên nó thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên.

Không giống như bệnh tiểu đường type 1, nguyên nhân chính có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 là do sự suy giảm hoạt động đáp ứng của cơ thể với insulin (hay còn gọi là hiện tượng kháng insulin). Do vậy, trong đa số những trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2, cơ thể bệnh nhân có thể sản xuất ra quá liều lượng insulin để có thể giữ cho lượng đường huyết của bạn ở mức bình thường trong quá trình thực hiện điều trị. 

Tuy vậy, việc sản xuất quá mức insulin có thể làm cho những tế bào ở tuyến tụy bị hỏng theo thời gian và tăng nguy cơ khiến bệnh nhân lệ thuộc vào liệu pháp chữa trị bằng insulin.

Liệu pháp tiêm insulin có thể được sử dụng để điều trị cho cả 2 dạng tiểu đường. Tuy vậy, nhiều người bị bệnh tiểu đường type 2 có thể kiểm soát được lượng đường huyết bằng việc uống thuốc cũng như thay đổi lối sống. 

Đôi khi những bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường type 2 lại không thể giữ lượng đường huyết ở mức bình thường chỉ bằng việc sử dụng các loại thuốc uống hay thay đổi lối sống mà phải cần sử dụng insulin để có thể duy trì được lượng đường huyết ở mức độ an toàn. 

Ngươc lại thì những bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường type 1 lại chỉ có thể sử dụng insulin để kiểm soát được tình trạng bệnh do cơ thể của họ đã không còn khả năng sản sinh ra loại hormone này nữa.

3. Những loại insulin nào dùng trong việc điều trị bệnh tiểu đường?

Insulin hiện nay không được sản xuất dưới dạng thuốc uống mà phải được tiêm bằng ống tiêm, bút hay ống bơm insulin. Dù cho mọi loại insulin đều có tác dụng như nhau ở mức độ tế bào nhưng nhờ sự biến đổi hóa học của protein insulin đã làm nền tảng cho sự phát triển của những dạng insulin khác nhau trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. 

Những điểm khác biệt quan trọng chủ yếu giữa những loại insulin này nằm ở thời điểm bắt đầu có tác dụng và thời gian duy trì tác dụng.

3.1. Insulin tác dụng nhanh

Dạng insulin này bắt đầu có tác dụng khoảng 15 phút sau khi tiêm. Tác dụng của một lần tiêm có thể kéo dài từ 3 đến 5 giờ và bệnh nhân thường được tiêm trước khi ăn.

3.2. Insulin tác dụng ngắn

Dạng insulin này bắt đầu có tác dụng khoảng 30 đến 60 phút sau khi tiêm và có thể kéo dài từ 5 đến 8 giờ. Giống như insulin tác dụng nhanh, dạng insulin này cũng được tiêm trước khi ăn.

3.3. Insulin tác dụng kéo dài

Insulin tác dụng kéo dài chỉ đem lại hiệu quả sau một giờ tiêm nhưng lại có thể có tác dụng đến 26 giờ.

3.4. Insulin tác dụng trung bình

Dạng insulin này bắt đầu có tác dụng sau 1 đến 3 giờ sau khi tiêm và có thể kéo dài từ 12 đến 16 giờ.

4. Quá trình tiêm insulin

Insulin được tiêm dưới da và bác sĩ có thể hướng dẫn cách tiêm cho bạn. Bạn có thể tiêm insulin ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như đùi hay bụng dưới. Tuyệt đối không tiên insulin trong bán kính 5cm tính từ rốn. Bạn nên đổi vị trí tiêm để tránh hiện tượng chai da. Tùy vào mỗi đối tượng sẽ có các phương pháp chữa trị tiểu đường khác nhau. 

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiêm insulin 60 phút trước khi ăn. Lượng insulin cần tiêm mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, mức độ vận động thể chất và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Một vài bệnh nhân chỉ cần tiêm insulin 1 lần một ngày trong khi những người khác lại cần từ 3 đến 4 lần. Bác sĩ cũng có thể kế hợp sử dụng insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng kéo dài nếu cần.

5. Phản ứng khi tiêm insulin

Chứng hạ đường huyết (hypoglycemia), một dạng phản ứng khi tiêm insulin, có thể xảy ra ở những bệnh nhân điều trị tiểu đường bằng liệu pháp insulin. Khi bạn tiêm insulin, cần đảm bảo cân bằng chúng với các loại thực phẩm hoặc lượng calo đưa vào cơ thể. 

Nếu bạn vận động quá nhiều hoặc không tiêu thụ đủ lượng thực phẩm thì lượng đường huyết có thể sụt giảm nghiêm trọng và gây ra phản ứng này. Các dấu hiệu cho thấy bạn bị hạ đường huyết bao gồm:

- Mệt mỏi; 

- Ngáp thường xuyên; 

- Không thể nói chuyện; 

- Đổ mồ hôi; 

- Lú lẫn; 

- Mất nhận thức; 

- Co giật; 

- Co cơ;

- Da xanh xao.

Để ngăn những ảnh hưởng của phản ứng khi tiêm insulin bạn cần mang theo bên mình ít nhất 15g các loại carbohydrate tác dụng nhanh (theo học viện bác sĩ gia đình Hoa Kì) ví dụ như:

Nửa ly soda không phải loại ăn kiêng (non-diet soda); Nửa ly nước trái cây; 5 viên kẹo cung cấp đường tức thì (lifesaver candy); 2 muỗng canh nho khô.

Insulin có thể giúp bạn giữ mức đường huyết ở mức an toan và làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường như mù hay đoạn chi. Bạn cần theo dõi mức đường huyết thường xuyên và thực hiện những thay đổi trong lối sống để ngăn mức đường trong máu tăng quá cao.

Tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào trị dứt điểm căn bệnh tiểu đường. Do đó người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế tác hại của bệnh xuống mức thấp nhất.

Có thể hạn chế triệu chứng bệnh bằng thuốc, tuy nhiên điều quan trọng là người bệnh tự ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe và có chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý.

Tác giả: KP