Sống lâu với bệnh tiểu đường giai đoạn cuối nhờ chăm sóc tốt

Sống lâu với bệnh tiểu đường giai đoạn cuối nhờ chăm sóc tốt
Tiểu đường giai đoạn cuối là khi các biến chứng của bệnh trở nặng. Dù khó điều trị nhưng nếu áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, bạn vẫn có thể kéo dài tuổi thọ và có một cuộc sống tốt hơn.

1. Các giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường

Có 5 giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường từ giai đoạn đầu, 3, 4 tới giai đoạn cuối. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm và cách điều trị riêng biệt. Việc hiểu rõ các giai đoạn phát triển của tiểu đường sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị, trì hoãn/cải thiện biến chứng và kéo dài tuổi thọ tốt hơn.

Giai đoạn 1 là khoảng thời gian cơ thể bắt đầu tăng tiết ln-sulin để bù đắp lượng hormon hoạt động không hiệu quả. Nhờ đó đường huyết dao động không nhiều, các kết quả kiểm tra đường huyết vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Giai đoạn 2 xảy ra khi nồng độ glucose trong máu bắt đầu tăng lên đạt 5.0 - 6.5 mmol/l, chức năng tế bào đảo tụy (nơi tạo ra ln-sulin) giảm nhẹ. Hai giai đoạn này được gọi chung là giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường (tiền tiểu đường).

Bước sang giai đoạn 3, 4, sự thay đổi của tuyến tụy rõ rệt hơn, đường huyết tăng tương đối nhanh. Cuối cùng, giai đoạn 5 (giai đoạn cuối) được đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhiều biến chứng cùng lúc và việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên rất khó khăn. Khi này, gia đình cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thời gian sống của người bệnh.

2. Biến chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, người bệnh tiểu đường gặp rất nhiều biến chứng khác nhau trên tim, mắt, thần kinh, tiêu hóa, thận tiết niệu… Dưới đây là triệu chứng nhận biết của một số biến chứng thường gặp:

Biến chứng tim mạch

Trong giai đoạn cuối, các thành động mạch bị xơ vữa nặng có thể gây ra nhiều vấn đề về tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim… Người bệnh có thể thường xuyên có dấu hiệu đau tức ngực, tim đập nhanh, mệt mỏi, khó thở và phù nề bàn chân.

Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối dễ bị đau thắt ngực, khó thở.

Bệnh thận tiết niệu

Biến chứng thận cũng là một trong những biến chứng chính của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, chức năng lọc của thận giảm, kết hợp với nhiễm khuẩn trong đường tiết niệu, có thể khiến số lần bạn đi tiểu tăng lên, nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc có máu. 

Những triệu chứng này thường kèm theo sốt, ớn lạnh và đau lưng. Cuối cùng có thể dẫn đến suy thận nặng.

Vấn đề về tiêu hóa

Các biến chứng trên hệ tiêu hóa như liệt dạ dày là kết quả của sự tổn thương các dây thần kinh phế vị, chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Điều này gây ra các biểu hiện như ợ nóng, buồn nôn, nôn ra thức ăn, nhanh no, chán ăn…

Biến chứng thần kinh ngoại biên

Bệnh võng mạc mắt: Đường huyết cao gây xuất huyết võng mạc, mất thị lực hoàn hoàn và mù lòa vĩnh viễn.

Nhiễm trùng, loét bàn chân

Sức đề kháng giảm và lượng đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển. Vì vậy, ở giai đoạn nặng người bệnh tiểu đường có thể bị nhiễm trùng tại rất nhiều vị trí như trên da, răng lợi, sinh dục,…

Vấn đề tình dục

Vấn đề tình dục cũng là một trong những triệu chứng chính của tiểu đường giai đoạn cuối, gây ra bởi sự tổn thương của các dây thần kinh và mạch máu. Chúng có thể bao gồm rối loạn cương dương ở nam giới, khô âm đạo ở nữ giới, khó đạt cực khoái và suy giảm ham muốn tình dục.

3. Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Thật khó để trả lời chính xác rằng người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu. Bởi tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ biến chứng, khả năng đáp ứng với thuốc, tâm lý, cách chăm sóc… 

Tuy nhiên, không phải vì thế mà người bệnh hết hy vọng.  Bởi có rất nhiều trường hợp tiểu đường bước vào giai đoạn cuối của biến chứng vẫn vượt qua được "cửa tử" và kéo dài cuộc sống thêm nhiều năm nữa. Ví dụ như câu chuyện của bác Luyên - người đã từng phải nhập viện cấp cứu vì nhồi máu cơ tim do biến chứng tim mạch dưới đây.

Tác giả: MN