Nhịn ăn gián đoạn là chế độ ăn mà các khoảng nhịn ăn sẽ được xen kẽ với việc ăn uống đều đặn. Nó làm cho khoảng cách giữa các bữa ăn trở nên kéo dài thêm. Lúc này cơ thể sẽ phải bắt đầu đốt cháy chất béo để duy trì hoạt động sau khi đã đốt cháy hết năng lượng do ăn uống cung cấp.
1. Chế độ ăn 5:2: Ăn uống bình thường vào 5 ngày trong tuần và chỉ giới hạn sử dụng 500 calo vào 2 ngày còn lại.
2. Chế độ ăn 16:8: Chỉ ăn vào trong khoảng thời gian cụ thể kéo dài 8 tiếng/ngày.
3. Chế độ ăn Eat stop Eat: Nhịn ăn hoàn toàn trong 24 giờ với 2 lần mỗi tuần. Điều này có nghĩa là sẽ có sự xen kẽ giữa nhịn ăn hoàn toàn một ngày và một ngày ăn uống đầy đủ.
4. Chế độ ăn kiêng kiểu chiến binh (Warrior Diet): Nhịn ăn trong 20 giờ. Trong 4 giờ còn lại sẽ ăn uống một cách thoải mái và không có giới hạn (thông thường là bữa lớn buổi tối).
5. Bỏ bữa theo ý muốn: Tương tự như chế độ nhịn ăn gián đoạn nhưng diễn ra theo nhu cầu.
Những dấu hiệu này có thể bắt đầu xuất hiện trong vài ngày tới vài tuần đầu tiên sau khi bạn bắt đầu nhịn ăn gián đoạn. Điều quan trọng là bạn cần lắng nghe cơ thể và có những điều chỉnh phù hợp để không gây hại cho sức khỏe:
Không có gì ngạc nhiên khi những cơn đói ghé thăm thường xuyên trong thời gian nhịn ăn gián đoạn. Khi bạn giảm lượng calo nạp vào mà không nạp thêm calo trong thời gian dài cơ thể sẽ phát tín hiệu cần nạp thêm năng lượng từ thức ăn.
Vấn đề này phổ biến nhất ở những ngày đầu tiên khi thực hiện chế độ nhịn ăn và có thể hết khi cơ thể đã thích nghi với thời gian nhịn ăn thường xuyên.
Nhức đầu là một tác dụng phụ phổ biến của việc nhịn ăn gián đoạn trong những ngày đầu tiên. Theo một nghiên cứu dẫn trên Healthline năm 2020 thì những người tham gia chế độ nhịn ăn gián đoạn đều báo cáo có triệu chứng đau đầu nhẹ. Điều thú vị là những cơn đau đầu khi đói này thường nằm ở vùng trán.
Nguy cơ đau đầu cũng cao hơn ở những người thường xuyên bị đau đầu. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc lượng đường trong máu thấp và việc cai caffein cũng có thể góp phần gây đau đầu trong thời gian nhịn ăn gián đoạn.
Đọc thêm:
- Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn là bệnh gì?
- Những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn khi đánh răng
Các vấn đề tiêu hóa bao gồm táo bón, tiêu chảy, buồn nôn và đầy hơi là những triệu chứng bạn có thể gặp phải nếu nhịn ăn gián đoạn.
Việc giảm lượng thức ăn cũng như thay đổi thực phẩm nạp vào có thể ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tiêu hóa của bạn. Ngoài ra mất nước cũng có thể xảy ra khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế bạn cần nhớ phải giữ đủ nước trong khi thực hành nhịn ăn gián đoạn kết hợp với các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất xơ để ngăn ngừa táo bón.
Theo một nghiên cứu năm 2022 đăng tải trên tạp chí Nutrition cho biết, một số người có thể cảm thấy cáu kỉnh hơn, khó chịu hơn do lượng đường trong máu hạ thấp hoặc hạ đường huyết xảy ra trong thời gian hạn chế calo hoặc nhịn ăn. Điều này còn có thể dẫn tới tình trạng kém tập trung và lo lắng.
Các nghiên cứu cho thấy nhiều người cảm thấy uể oải và thiếu năng lượng khi nhịn ăn gián đoạn. Ngoài việc khiến lượng đường trong máu giảm thì chế độ ăn này cũng có thể gây ra rối loạn giấc ngủ dẫn tới mệt mỏi trong ngày. Việc mệt mỏi trong những ngày đầu áp dụng chế độ ăn này cũng có thể do cơ thể bạn bài tiết một lượng muối và nước lớn qua nước tiểu gây ra mất nước và nồng độ muối thấp.
Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu chỉ ra rằng khi cơ thể bạn thực sự thích nghi với chế độ nhịn ăn gián đoạn thì sự mệt mỏi thực sự được giảm xuống.
Hôi miệng được biết đến là một tác dụng phụ khó chịu có thể gặp khi nhịn ăn gián đoạn. Nguyên nhân được giải thích là do giảm tiết nước bọt và sự gia tăng của axeton trong hơi thở. Một khi chất béo đước sử dụng làm "nhiên liệu" cho các hoạt động diễn ra khi nhịn ăn thì axecton chính là sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất béo này.
Axeton tăng lên trong máu và hơi thở dẫn tới hôi miệng, đặc biệt miệng bạn sẽ hôi hơn nữa nếu mất nước xảy ra gây khô miệng.
Rối loạn giấc ngủ đề cập đến trong chế độ nhịn ăn gián đoạn bao gồm không thể ngủ hoặc ngủ ngắt quãng xảy ra tương đối phổ biến.
Nhịn ăn gây ra một số căng thẳng cho cơ thể bạn và mức độ hormone căng thẳng cortisol tăng cao có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém hơn. Cảm giác đói bụng và khó chịu do nhịn ăn cũng có thể gây khó ngủ.
Nhịn ăn giúp cơ thể bạn học cách điều chỉnh mức độ hormone như insulin. Điều này mặc dù tốt về lâu dài nhưng cho đến khi cơ thể bạn học được cách thích nghi thì lượng insulin không đều có thể dẫn đến sản xuất nhiều orexin hơn, có nhiều năng lượng hơn và cũng ức chế giấc ngủ.
Như đã đề cập ở trên thì trong những ngày đầu nhịn ăn cơ thể thải ra một lượng lớn muối và nước trong nước tiểu được gọi là quá trình bài niệu tự nhiên (natural diuresis) hoặc bài niệu natri khi đói. Khi quá trình này xảy ra nếu bạn không bổ sung chất lỏng và điện giải sẽ gây ra mất nước.
Nếu không thực hiện đúng cách, nhịn ăn gián đoạn có thể gây suy dinh dưỡng. Không thực hiện đúng cách có nghĩa là bạn không lên kết hoạch dinh dưỡng đầy đủ và bổ dưỡng thay vào đó là hạn chế calo đến mức cực đoan.
Điều này không chỉ khiến bạn có nguy cơ suy dinh dưỡng mà còn dẫn tới các yếu tố sức khỏe khác.
Theo Healthline, nếu bạn thuộc nhóm người dưới đây thì nên tránh thực hiện chế độ ăn này:
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển
- Người lớn tuổi bị ốm yếu
- Người bị suy giảm miễn dịch
- Người bị rối loạn ăn uống hoặc tiền sử rối loạn ăn uống trong quá khứ
- Người mắc chứng mất trí nhớ
- Người có tiền sử chấn thương sọ não hoặc hội chứng sau chấn thương
- Người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ hạ đường huyết.
Nếu bạn đang điều trị bệnh hoặc dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện bất kì một chế độ ăn nào. Ngoài các tác dụng phụ kể trên thì người nhịn ăn gián đoạn cũng có thể gặp các dấu hiệu cho thấy chế độ ăn hiện tại không có tác dụng với cơ thể bạn bao gồm: đói cực độ, buồn nôn, cáu gắt, đau đầu, mệt mỏi, sương mù não, choáng váng và ngất xỉu. Bạn nên tìm kiếm một chế độ nhịn ăn khác hoặc theo các phương pháp giảm cân khác để đảm bảo sức khỏe.
Nguồn dịch: 9 Potential Intermittent Fasting Side Effects