Nhịn ăn có phải cách để giảm cân?

Nhịn ăn có phải cách để giảm cân?
Rất nhiều người cho rằng nhịn ăn là cách hiệu quả nhất để giảm cân. Không thể phủ nhận, nhịn ăn đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng nhịn ăn sai cách cũng sẽ rất nguy hiểm. Vậy câu hỏi không phải là "nhịn ăn có phải cách để giảm cân?" mà là nhịn ăn thế nào là đúng?

1. Nhịn ăn ngắt quãng là gì?

Qua hàng thiên niên kỷ, nhịn ăn là việc con người đã và đang làm. Chúng ta đều nhịn ăn khi chúng ta đi ngủ, mặc dùng cơ thể vẫn hoạt động. Với một vài người, họ còn nhịn ăn gián đoạn trong cả một khoảng thời gian mà bản thân còn không biết khi họ phải tải một khối lượng công việc lớn, khiến họ không có thời gian cho bữa sáng hay một bữa nào đó trong ngày. Khi đó cơ thể hoàn toàn có thể thích ứng và hoàn thành được công việc

Nhịn ăn ngắt quãng không phải bỏ đói cơ thể. Khi bạn nhịn ăn ngắt quãng, cơ thể chuyển hoá năng lượng lưu trữ như đường ở trong gan và mỡ để nuôi cơ thể. Còn nhịn ăn đến mức bỏ đói cơ thể là khi cơ thể bạn cạn kiệt năng lượng dự trữ và cơ thể bắt đầu phân huỷ những mô quan trọng để nuôi tổng thể như mô nội tạng, cơ bắp, v.v..

Hiện nay có rất nhiều phương pháp nhịn ăn ngắt quãng vậy nên cũng rất khó để nghiên cứu xem phương pháp nào là hiệu quả nhất. Có thể kể đến một số phương pháp như:

- Phương pháp 16/8: ăn 2 bữa trong ngày (thường là trưa và tối), các bữa cách nhau 16 và 8 tiếng

- Phương pháp 5/2: Nhịn ăn hoàn toàn 2 ngày trong tuần

- Phương pháp luân phiên: 1 ngày ăn bình thường và 1 ngày nhịn.

Trong đó, phương pháp 16/8 là phương pháp được áp dụng nhiều nhất và một số người nổi tiếng cũng áp dụng phương pháp này như "người sói Wolverine" Hugh Jackman, ca sỹ Beyoncé và "thần sấm Thor" Chris Hemsworth.

2. Lợi ích khi nhịn ăn ngắt quãng

Hiện nay dù chưa có một nghiên cứu đầy đủ trên người về những lợi ích của việc nhịn ăn ngắt quãng. Tuy nhiên, những thí nghiệm trên động vật cho kết quả rất đáng hứa hẹn. Một số lợi ích của việc nhịn ăn ngắt quãng như: tăng độ nhạy bén trong tư duy, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, tăng cường hormone, giảm viêm nhiễm, giảm khả năng phát bệnh của mầm bệnh trong cơ thể.

Khi bạn luôn trong trạng thái no, cơ thể sẽ trong chế độ xây dựng, nó tập trung xây dựng tế bào mới mà quên đi các tế bào già không còn hoạt động hiệu quả trong cơ thể. Nhịn ăn trên 6h, cơ thể bạn sẽ bắt đầu vào chế độ tự thực bào, tập trung loại bỏ các tế bào già, đã bị tổn thương, các tế bào có nguy cơ chuyển hoá thành ung thư. Cơ chế này giúp cơ thể tự chữa lành và tối ưu hoạt động của các tế bào mới. Việc này đặc biệt tốt cho não bộ, giúp bạn tư duy nhạy bén hơn và ghi nhớ tốt hơn.

adult-bar-brainstorming-1015568

Plato (triết gia Hy Lạp cổ) nói: "I fast for greater physical and mental efficiency". Tạm dịch: "Tôi nhịn ăn cho cơ thể và tư duy nhạy bén hơn" được chứng minh bởi khoa học hiện đại

Đối với những bạn quan tâm đến giảm cân, nhịn ăn ngắt quãng giúp bạn giảm cân thế nào? Khi bạn trong giai đoạn nhịn ăn, lượng đường trong máu thấp, insulin trong cơ thể cũng hạ thấp và hormone glucagon tăng, kích thích chuyển hoá năng lượng dự trữ trong gan và mỡ đi nuôi cơ thể. Ngoài ra, vì bạn bỏ hẳn 1 bữa ăn, nhìn vào tổng thể một tuần, bạn sẽ nạp vào ít calories hơn so với bạn đủ 3 bữa một ngày. Điều này không phải tuyệt đối, để chắc chắn bạn nên đánh giá lượng ăn mỗi bữa của bạn để thấy kết quả.

Ngoài ra, một lợi ích tuyệt vời khác của nhịn ăn gián đoạn là nó tạo những khoảng stress ngắn cho cơ thể. Những stress trong thời gian dài thực sự không tốt cho cơ thể, nó làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, đột quỵ, đứt mạch máu não. Để gia tăng sức chịu đựng khi gặp những căng thẳng kéo dài, cơ thể cần những "cơn stress" ngắn, gọn và cục bộ. 

"Cơn stress" của nhịn ăn ngắt quãng gần tương tự như của tập thể dục. Sau khi tập thể dục, cơ bắp bạn căng cứng, nhịp thở dốc, tim đập nhanh, bạn rất mệt. Nhưng sau đó, bạn được bơm nhiều khí oxy lên não, bạn tăng sức đề kháng và tim của bạn cũng khoẻ hơn. Còn sau khi nhịn một bữa trong quá trình nhịn ăn gián đoạn, cơ thể bạn sẽ tăng quá trình tự thực bào (làm giảm số lượng tế bào yếu), tăng sản xuất các tế bào bảo vệ não bộ.

3. Những thiếu sót của nhịn ăn ngắt quãng

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp nhịn ăn ngắt quãng này là bạn không có chỉ dẫn cụ thể: bạn không biết nên ăn gì và nên ăn bao nhiêu. Bạn cũng sẽ không biết cách nhịn ăn ngắt quãng nào là hiệu quả nhất. Tất cả hiện chỉ dừng ở lý thuyết và thí nghiệm trên động vật, chưa có nghiên cứu trên cơ thể người.

Tiếp theo đó, bạn khả năng cao sẽ phải chịu những tác động phụ khi bắt đầu nhịn ăn ngắt quãng như đau đầu, đầu óc mờ mịt, ợ nóng. Điều này dẫn đến nhược điểm khác là không phải ai cũng có thể vượt qua cảm giác thèm ăn khi bỏ bữa cả, cơn thèm ăn sẽ càng làm những tác động phụ kia thêm rõ nét hơn.

Và cuối cùng, chúng ta hoàn toàn không biết kết quả lâu dài của phương pháp nhịn ăn này. Các nghiên cứu về nhịn ăn gián đoạn phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả đều thực hiện trong ngắn hạn (3 tháng, 6 tháng). Nếu bạn đang có một chế độ ăn không lành mạnh, phương pháp này chắc chắn sẽ cải thiện sức khoẻ cho bạn. Nhưng những cải thiện ấy có kéo dài, hay tiếp tục tốt hơn qua 2, 3 hay 10 năm nữa hay không, chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng.

4. Tạm kết

Nhịn ăn gián đoạn là một phương pháp rất tốt với những lợi ích cho cơ thể đầy hứa hẹn. Nhưng bạn cũng không nên tôn sùng nó hay tuân thủ nghiêm ngặt theo phương pháp này từ nay về sau, vì ta không hề biến kết quả lâu dài của nó. Nhưng nếu những chỉ số BMI chỉ ra bạn bị thừa cân, bỏ một bữa trong ngày không có hại, mà còn rất lợi cho cơ thể của bạn.

Tác giả: hoanglan.ngonguyen