Rối loạn tiêu hóa theo mùa và 5 lời khuyên để đối phó

Rối loạn tiêu hóa theo mùa và 5 lời khuyên để đối phó
Đầu thu là thời điểm hoàn hảo để thưởng thức các món ăn ngon mà thời tiết nóng nực của mùa hè khiến bạn phải "lắc đầu". Và rối loạn tiêu hóa cũng có thể xảy ra khi dạ dày bị quá tải như đau bụng, buồn nôn, ợ chua, táo bón hoặc tiêu chảy.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa có thể do thực phẩm bị hỏng, do cơ thể mất nước hoặc tiêu thụ quá đà các thực phẩm không lành mạnh. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia tiêu hóa về cách đối phó:

1. Ăn nhiều bữa hơn và chia nhỏ bữa ăn

Nếu bạn muốn ngăn ngừa và đối phó với chứng khó tiêu hãy nghĩ ngay tới việc chia nhỏ các bữa ăn và lượng thức ăn tiêu thụ trong một bữa. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Cynthia M.Yoshida cho biét, nếu bạn có một bữa tiệc ngoài trời vào một ngày mùa thu mát mẻ thì đừng vội ăn ngay một phần ăn lớn mà hãy thử bắt đầu với những phần nhỏ.

2. Chậm lại

Các vấn đề rối loạn tiêu hóa cũng xảy ra khi bạn nhai không kỹ thức ăn, tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Gerard E. Mullin, phó giáo sư y khoa tại Bệnh viện Johns Hopkins cho biết: "Bạn ăn càng nhiều thì cơ thể bạn càng hoạt động chậm lại và cũng dễ bị đầy hơi, chướng bụng và khó chịu hơn đặc biệt là khi không nhai kĩ".

Tốt nhất, hãy thử cắt nhỏ phần ăn, nhai thật chậm và kĩ từng miếng.

Rối loạn tiêu hóa theo mùa và 5 lời khuyên để đối phó - Ảnh 2.

Bạn ăn càng nhiều thì cơ thể bạn càng hoạt động chậm lại và cũng dễ bị đầy hơi, chướng bụng và khó chịu hơn đặc biệt là khi không nhai kĩ (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

 Ăn nhiều cơm có tốt không? 7 tác hại khi ăn nhiều cơm trắng

 Tập thể dục có tốt hơn so với ăn kiêng để giảm cân hay không?

Ngoài ra, điều này cũng đúng đối với tập thể dục hay các hoạt động thể chất. PGS. Mullin gợi ý rằng nếu bạn tập thể dục trên 45 phút thì ngãy đợi khoảng 1 giờ trước khi ăn để máu chuyển hướng tới cơ có thời gian quay trở lại dạ dày để giúp tiêu hóa thức ăn mà bạn tiêu thụ.

3. Bảo quản thực phẩm đúng cách

Không chỉ mùa hè, ngộ độc thực phẩm vẫn phổ biến vào mùa thu nếu không có các biện pháp bảo quản thực phẩm đúng cách. Thời tiết thay đổi thất thường, nồm ẩm khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi phát triển.

4. Tránh các thực phẩm chiên rán và có tính axit

Không thể phủ nhận việc thời tiết mát mẻ của mùa thu dễ khiến bạn thèm ăn hơn. Để ngăn ngừa chướng bụng, đầy hơi và các triệu chứng khác khi bạn ăn quá nhiều hãy tránh tiêu thụ các thực phẩm sau:

- Thực phẩm giàu chất béo từ chiên rán do chúng cần nhiều thời gian để tiêu hóa và làm tăng nguy cơ ợ chua

Rối loạn tiêu hóa theo mùa và 5 lời khuyên để đối phó - Ảnh 3.

Thực phẩm chiên rán cần nhiều thời gian để tiêu hóa và dễ gây đầy hơi (Ảnh: Internet)

- Thực phẩm có tính axit như cam, quýt, trà đối với người dễ bị đầy hơi hay đang gặp các bệnh lý dạ dày.

Ngoài các thực phẩm giàu axit kể trên thì cà phê, rượu, đồ uống có gas có thể tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và gây kích ứng dạ dày.

5. Uống đủ nước

Một nguyên tắc quan trọng để quá trình hydrat hóa của cơ thể được hoạt động trơn tru chính là uống đủ nước. Thời tiết mát hơn dễ đánh lừa cảm giác khát nước của bạn. Vì thế mà bạn phải đảm bảo rằng cơ thể mình được cung cấp đủ chất lỏng, tuy nhiên bạn không nên uống một lúc quá nhiều nước vì có thể dẫn tới nuốt phải không khí dẫn tới đầy hơi.

Bạn nên có thời gian cố định uống nước chứ không phải chỉ uống nước khi bạn khát, các chuyên gia đều khuyên rằng, hãy uống nước TRƯỚC khi bạn khát. Mất nước có thể dẫn tới táo bón, buồn nôn và một số vấn đề sức khỏe khác.

Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Các vấn đề như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác thường không kéo dài. Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn bởi tình trạng này có thể liên quan tới các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược axit dạ dày, không dung nạp thức ăn, bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích hoặc loét dạ dày,... Hoặc nó cũng có thể liên quan tới tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang dùng.

Nếu như bạn thường xuyên bị tiêu chày kèm theo các triệu chứng sau thì cần nhanh chóng thăm khám y tế:

- Sốt cao

- Có lẫn máu hoặc dịch nhầy màu đỏ trong phân

- Nôn mửa kéo dài

- Tiểu ít, khô miệng và họng

- Chóng mặt khi đứng lên

- Tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày.

Nhìn chung thì việc gặp một chút khó khăn về tiêu hóa khi ăn quá nhiều thì mọi người cần nghỉ ngơi và cân đối lại khẩu phần ăn và phương pháp cho phù hợp với thể trạng.

Nguồn: Seasonal Digestive Distress: 10 Tips for Coping


https://suckhoehangngay.vn/roi-loan-tieu-hoa-theo-mua-va-5-loi-khuyen-de-doi-pho-20220908173748661.htm
Tác giả: Allen