Vi khuẩn E.Coli gây ra những tác hại cho người bệnh gặp qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thực phẩm nhiễm các tác nhân gây bệnh như: thịt trâu, bò, dê, cừu, sữa bò, rau quả do nhiễm phân của gia súc hoặc người đang mang bệnh,...
Loại vi khuẩn này có thể lây trực tiếp từ người sang người qua các đường như bàn tay, đồ vật nhiễm bẩn với phân của người bệnh hay đường phân - miệng. Có nhiều trường hợp nhiễm khuẩn E.Coli do lây truyền qua đường nước bằng cách tiếp xúc với nguồn nước ăn uống, sinh hoạt hoặc tại các bể bơi, vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Đây là loại vi khuẩn có thể xảy ra ở cả người lớn, trẻ nhỏ và người cao tuổi, tuy nhiên đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa mùa hè nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn E.Coli từ 2 đến 10 ngày, khoảng thời gian trung bình vào 3 đến 4 ngày. Đối với người lớn thì vi khuẩn sẽ đào thải trong phân khoảng 1 tuần, còn trẻ em cần thời gian lâu hơn khoảng 3 tuần để đào thải mầm bệnh ra ngoài.
Triệu chứng bệnh xảy ra như đau quặn bụng, tiêu chảy cấp và thậm chí nhiều trường hợp bị sốt, nôn và phân có máu. Nếu tình trạng bệnh kéo dài 10 ngày thì sẽ gây ra một số hội chứng tan máu suy thận cấp tăng ure huyết, nguyên nhân này chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Tình trạng nhiễm khuẩn do thức ăn bị bô nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh là tình trạng hay gặp trong mùa hè. Đối với tình trạng này điển hình là nhiễm độc thức ăn do Salmonella. Nguồn gây ra bệnh chính từ gia súc bởi vi khuẩn Salmonella có trong phân và nước tiểu của các loại động vật, gia súc như: lợn, gà, vịt, chim, chuột, mèo, chó,... Khuẩn này còn xuất hiện trong trai, sò, hến,...
Ngoài ra, khi người mang khuẩn lành hoặc người bệnh đang phục hồi cũng có thể lây bệnh cho người khác, đây là bệnh có tính lây truyền qua đường tiêu hóa khi thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm như thịt, thịt tái, trứng, sữa, hến, trai nấu chưa chín kỹ,..
Đối tượng dễ mắc bệnh thường là người cao tuổi, suy giảm sức đề kháng, trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện.
Khuẩn Salmonella có thời gian khởi phát nhanh hơn chỉ từ 12 giờ đến 36 giờ là đã khởi phát dấu hiệu đột ngột nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra đối với nhiều bệnh nhân và các hoàn cảnh khác nhau.
Triệu chứng của tình trạng nhiễm độc chia làm 2 loại:
- Người mắc bệnh nhẹ: Không sốt, triệu chứng đi phân lỏng vài lần, bụng hơi đâu.
- Người mắc bệnh vừa và nặng có biểu hiện là sốt cao từ 38 đến 40 độ. Xuất hiện cơn rét run, đau đầu, bị đau mỏi cơ khớp, số lượng bạch cầu tăng, đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, mất nước điện giải, bụng trướng, chân tay lạnh,...
Tình trạng rối loạn tiêu hóa mùa hè xảy ra có tiến triển theo chiều hướng tích cực hay xấu do sức khỏe của người bệnh. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì có thể tự khỏi bệnh sau 2-3 ngày. Tuy nhiên tình trạng đi ngoài phân lỏng có thể kéo dài tới 1 tuần và thậm chí gây nguy cơ tử vong đối với những trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, người già yếu do mất nước điện giải hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Đầy hơi, chướng bụng là rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp do ăn quá nhiều chất đạm, bột đường, dầu mỡ, thức ăn khi không được tiêu hóa hết sẽ tồn đọng lâu trong ống tiêu hóa.
Ngoài ra các loại đồ ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê, sử dụng chất kích thích hoặc do thói quen ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, ăn xong đi nằm ngay có thể khiến lợi khuẩn của đường ruột bị quá tải, không kịp xử lý hết thức ăn. Đây là nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
Tình trạng đầy hơi, chướng bụng là rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp hoặc các bệnh lý về đường ruột như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Đối với người bị đầy bụng, khó tiêu thường có cảm giác bị nặng bụng, bụng căng trướng vùng thượng vị, cơ thể xuất hiện cảm giác bứt rứt, khó chịu, ợ hơi, ợ chua hay đau bụng âm ỉ, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,...
Đối với rối loạn tiêu hóa mùa hè, biện pháp phòng ngừa tích cực bằng cách:
- Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín, uống sôi, không ăn các loại thức ăn đã ôi thiu, để lâu ngày trong tủ lạnh.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
- Chế biến thực phẩm đúng cách, đảm bảo vệ sinh.
- Hạn chế ăn thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,...
Tình trạng rối loạn tiêu hóa mùa hè xảy ra nhiều hơn, do đó mỗi người cần tự bảo vệ bản thân để không gặp phải các vấn đề về bệnh tiêu hóa.