Đầy hơi là một trong những biểu hiện điển hình của việc không dung nạp thực phẩm hay bị dị ứng thực phẩm sau khi ăn. Không khí bị sản xuất và tích tụ quá mức trong đường tiêu hóa khiến bụng bạn có cảm giác căng cứng, chướng lên và gây khó chịu.
Thực tế thì mỗi người đều có sự nhạy cảm và yếu tố kích thích đường tiêu hóa riêng có thể dẫn tới cảm giác đầy hơi chướng bụng. May mắn là có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ bị đầy hơi sau khi ăn.
Bạn có thường xuyên ngồi ăn với tốc độ nhai cực nhanh tưởng như đang "ngấu nghiến" đĩa thức ăn chỉ trong vài phút? Đây là một trong những thói quen hàng đầu gây chứng đầy hơi sau khi ăn mà nhiều người mắc phải.
Việc nuốt quá nhiều không khí khiến bụng bị chướng lên gây cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó hiện tượng nuốt nhiều không khí cũng dễ gặp ở những người tập thể dục cường độ cao, hút thuốc và hay nhai kẹo cao su. Nhưng, ăn quá nhanh vẫn là thủ phạm hàng đầu.
Đọc thêm:
+ Ăn chậm, nhai kỹ đem lại những lợi ích nào cho sức khoẻ?
+ Chướng bụng đầy hơi kéo dài là bệnh gì? Mẹo khắc phục chứng đầy hơi kéo dài tại nhà đơn giản
Cách tốt nhất là hãy nhai chậm lại, hãy hoàn thành việc "nhai và nuốt từng miếng" xong trước khi lặp lại với miếng tiếp theo. Ngoài ra, hãy thử ăn miếng nhỏ hơn, không há to miệng khi nhai hay nói chuyện trong khi ăn để giảm đầy hơi.
Việc nhạy cảm với đồ ăn có thể gây ra chứng rối loạn tiêu hóa bao gồm các triệu chứng như đầy hơi. Tình trạng kém hấp thu carbonhydrate là nguyên nhân gây đầy hơi có thể gặp ở nhiều loại thực phẩm.
Chẳng hạn như những người bị chứng không dung nạp lactose có thể bị đầy hơi sau khi ăn các sản phẩm từ sữa. Hay người không tiêu hóa được đường fructose cũng có thể bị chướng bụng sau khi ăn một số loại trái cây.
Ngoài ra, nhiều người bị đầy hơi sau khi tiêu thụ rượu đường, thường được tìm thấy trong các sản phẩm không đường và ít đường.
Để giải quyết được tình trạng này thì cách tốt nhất là bạn phải loại trừ được các lựa chọn thực phẩm có thể gây đầy hơi và các triệu chứng tiêu hóa khó chịu khác sau khi ăn. Một khi đã hiểu rõ về các loại thực phẩm mà bạn không tiêu hóa tốt thì chỉ cần tránh ăn chúng thì chứng đầy hơi sau khi ăn của bạn sẽ được loại bỏ.
Nước cần thiết cho mọi hệ thống và tế bào trong cơ thể và đặc biệt quan trọng đối với đường tiêu hóa của bạn. Chất lỏng giữ cho các cơ quan tiêu hóa của bạn được bôi trơn để cho phép thức ăn đi qua một cách trơn tru và cũng rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa diễn ra đều đặn.
Khi bạn không uống đủ nước, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng khắp cơ thể như đau đầu, da khô, kém tập trung và trong đường tiêu hóa là đầy hơi và táo bón có thể trở nên rõ ràng hơn. Điều đặc biệt quan trọng là phải uống đủ chất lỏng so với lượng chất xơ của bạn. Trong khi chất xơ bổ sung khối lượng lớn cho việc đại tiện được đều đặn, thì quá nhiều chất xơ mà không có đủ chất lỏng là một "công thức" dẫn đến đầy hơi và táo bón tiềm ẩn.
Bạn có thể đã nghe các khuyến cáo tránh uống nước trong bữa ăn vì nó có thể làm loãng các enzym quan trọng cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại cho thấy uống nước trong hoặc sau bữa ăn thực sự có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Có rất nhiều yếu tố cần thiết để tiêu hóa bình thường - hoạt động thích hợp của các cơ quan, các enzym tiêu hóa, độ pH của dạ dày và vi khuẩn đường ruột siêu nhỏ chỉ là một số yếu tố cần thiết để tiêu hóa đúng cách.
Khi thiếu một số yếu tố này chẳng hạn như mất cân bằng của hệ khuẩn trong đường ruột thì bạn khó có thể tránh khỏi cảm giác bị đầy hơi thường xuyên sau bữa ăn hơn.
Probiotics là vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột của bạn, hỗ trợ tiêu hóa và một loạt các chức năng khác của cơ thể. Nhưng chúng có thể mất cân bằng theo thời gian do bệnh tật và thuốc men cùng các yếu tố khác.
Một cách để ngăn chặn tình trạng đầy hơi trước khi nó bắt đầu là bổ sung probiotic. Những sản phẩm này có thể làm tăng số lượng vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột của bạn, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thích hợp.
Tuy nhiên, bạn có thuộc nhóm cần sử dụng thực phẩm bổ sung hay không và liều lượng khuyến nghị phù hợp như thế nào thì đều cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nguồn dịch: 4 Ways to Stop Bloating Before It Starts