Ăn trái cây khi đói có sao không?

Ăn trái cây khi đói có sao không?
"Đói bụng ăn bừa cho no" là thói quen ăn uống sai lầm gây hại cho sức khỏe đường tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

Nhiều người thường nghĩ tới việc ăn trái cây để "xua tan" cơn đói bụng. Nhưng sự thật là có một số loại trái cây không nên ăn khi đói. Vậy đâu mới là thời điểm ăn trái cây tốt nhất? Đói bụng không nên ăn gì?

1. Có nên ăn trái cây khi bụng đói không?

Trước tiên, ăn trái cây tươi được xem là một trong những thói quen lành mạnh nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày, giúp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Các tác dụng khi ăn trái cây có thể kể đến như: Cải thiện và hỗ trợ sức khỏe tim mạch, thúc đẩy tiêu hóa, giảm nguy cơ tiểu đường, tốt cho não bộ,...

Ăn trái cây khi đói có sao không? - Ảnh 2.

Có nên ăn trái cây khi bụng đói không? Ảnh: ST

Đọc thêm:

- Đi bộ lúc bụng đói và đi bộ sau ăn: Cách nào giúp đốt cháy calo giảm cân tốt hơn?

- Đau bụng buổi sáng chưa chắc do đói bụng mà là bệnh nguy hiểm này

Vậy đói bụng ăn trái cây có sao không? Một nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Nutrients cho thấy rằng bắt đầu bữa ăn bằng thực phẩm giàu chất xơ và nước thay vì thực phẩm chỉ chứa protein hoặc carbohydrate có thể giúp tăng cảm giác thỏa mãn của cơ thể. Theo đó, trái cây lại là thực phẩm giàu cả hai thành phần là chất xơ và nước, do vậy mà nhiều người chọn ăn trái cây khi đói thay vì ăn trái cây sau bữa ăn hay ăn các món giàu protein hoặc tinh bột cho bữa sáng.

Tuy nhiên, ngoài hai thành phần là chất xơ và nước thì trái cây cũng chứa các thành phần khác. Theo Aboluowang, ăn trái cây khi bụng đói có thể gây:

- Kích ứng niêm mạc tiêu hóa: Một số loại trái cây giàu axit như cam, chanh, bưởi,..., nếu ăn khi bụng đói có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, lâu dài gây đau dạ dày. Với người có tiền sử bệnh tiêu hóa thì ăn các loại trái cây giàu axit khi đói còn có thể khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

- Đột biến đường huyết: Ăn trái cây khi bụng đói có làm tăng lượng đường trong máu không? Câu trả lời là có. Trái cây có hàm lượng carbohydrate cao. Carbohydrate được phân hủy thành glucose, Khi ăn trái cây, lượng đường đó sẽ được giải phóng vào máu và gây ra sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu.

Và mặc dù trái cây có chứa chất xơ giúp làm chậm quá trình phân hủy này, nhưng việc ăn trái cây riêng lẻ vẫn có thể gây ra sự gia tăng nhỏ đến vừa phải lượng đường trong máu. Và một số loại trái cây nhất định - những loại có chỉ số đường huyết cao hơn - gây ra sự gia tăng lượng đường trong máu cao hơn. Sự gia tăng lượng đường trong máu này thường cao hơn đối với những người bị kháng insulin hoặc bất kỳ loại tiểu đường nào.

Ăn trái cây khi đói có sao không? - Ảnh 3.

Ăn trái cây khi nào là tốt nhất? Ảnh: ST

Tuy vậy, nếu kết hợp ăn trái cây khi bụng đói cùng các loại thực phẩm giàu protein hoặc chất béo lành mạnh khác có thể giúp làm chậm phản ứng này, khiến dạ dày giải phóng thức ăn vào ruột non chậm hơn, theo Healthline.

Ăn trái cây khi nào là tốt nhất?

Nhìn chung thì không có khuyến nghị về thời điểm ăn trái cây tốt nhất. Điều quan trọng là kết hợp trái cây cùng các thực phẩm lành mạnh khác đồng thời chú ý tới các triệu chứng bất thường khi ăn trái cây để kịp thời điều chỉnh về loại trái cây, số lượng ăn và thời điểm ăn phù hợp nhất với thể trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt là với những người sẵn có các bệnh tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược axit dạ dày - thực quản hoặc các rối loạn chuyển hóa.

Chẳng hạn, nếu đang giảm cân thì bạn nên ăn trái cây cùng hoặc ngay trước bữa ăn để giúp no lâu hơn, giảm lượng calo tiêu thụ. Nếu đang bị tiểu đường type 2, hãy ăn trái cây kết hợp cùng các nguồn thực phẩm giàu protein và chất béo khác để lượng đường từ trái cây đi vào ruột non chậm hơn, tránh khiến lượng đường huyết tăng đột biến nếu ăn riêng lẻ chỉ trái cây. Nếu bị tiểu đường thai kỳ, cố gắng ăn trái cây trong bữa ăn là tốt nhất đồng thời nên tránh ăn nhiều trái cây và các loại carbs khác vào bữa sáng nếu như bà bầu gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Thêm vào đó, khi ăn trái cây nên ăn đa dạng nhiều loại trái cây với nhiều màu sắc khác nhau để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe khi ăn trái cây đem lại. Một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã xác định lượng trái cây, rau củ nên ăn mỗi ngày. Theo đó, một người trưởng thành nên ăn khoảng 240 gam rau và 160 gam trái cây mỗi ngày, tức con số tổng sẽ là 400 gam/ngày.

Ăn trái cây khi đói có sao không? - Ảnh 4.

Không nên ăn quả gì khi đói? Ảnh: ST

2. Một số loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

Nếu đang băn khoăn về việc không nên ăn quả gì khi đói thì dưới đây là những loại trái cây mà bạn cần lưu ý:

- Cà chua: Cà chua giàu pectin và nhựa phenolic. Nếu ăn cà chua khi đói bụng, hai hợp chất này có thể phản ứng với axit trong dạ dày dẫn tới tình trạng đau bụng, nôn mửa, khó chịu dạ dày.

- Quả hồng: Ăn quả hồng khi đói, đặc biệt nếu ăn nhiều - các chất tannin và pectin cùng với chất xơ trong quả hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu và tăng nguy cơ hình thành sỏi tiêu hóa, nhất là với những người có hệ tiêu hóa vốn nhạy cảm.

- Trái cây họ cam quýt: Các loại trái cây họ cam quýt như ổi và cam có thể làm tăng sản xuất axit trong ruột , làm tăng nguy cơ viêm dạ dày và loét dạ dày nếu ăn với lượng lớn khi bụng đói trong thời gian dài. Và với liều lượng lớn chất xơ và fructose trong các loại trái cây như vậy có thể làm chậm hệ tiêu hóa của bạn nếu ăn khi bụng đói.

- Quả vải: Vải thiều có hàm lượng đường cao và ăn vải khi bụng đói có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày và đầy hơi đồng thời dễ làm tăng đường huyết đột biến.

- Quả dứa: Trong dứa rất giàu bromelain enzyme, nếu ăn dứa khi đói có thể khiến dạ dày bị kích ứng gây đau dạ dày hoặc nôn mửa, nhất là với người có hệ tiêu hóa kém, đang mắc bệnh đường ruột.

- Chuối: Ăn chuối khi đói có thể khiến kali, magie trong máu tăng lên đột ngột, gây mất cân bằng canxi khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để lọc bớt các chất này. Về lâu về dài sẽ khiến chức năng thận bị suy yếu, gây ra các bệnh về thận. Ngoài ra, chuối cũng có lượng đường cao, ăn nhiều khi đói dễ tăng đường máu đột ngột.

Ngoài các loại trái cây không nên ăn khi bụng đói kể trên thì khi đói bụng bạn cũng không nên uống nước ép trái cây, thực phẩm nhiều đường bổ sung, thức ăn cay nóng, cà phê, đồ uống có ga,... Đồng thời chú ý tới các bất thường khi ăn để điều chỉnh kịp thời, tránh những tác dụng phụ tiêu cực tới sức khỏe.

Nguồn dịch tham khảo:

1. Should You Eat Fruit on an Empty Stomach? Here's What Dietitians Say

2. 5 Myths About the Best Time to Eat Fruit (and the Truth)

3. Aboluowang


Tác giả: Allen