Mùa nóng, kiểm soát mồ hôi ở nơi làm việc thế nào để không rơi vào cảnh "xấu hổ"

Mùa nóng, kiểm soát mồ hôi ở nơi làm việc thế nào để không rơi vào cảnh "xấu hổ"
Đổ mồ hôi nách, lưng, ngực,.. khiến dân văn phòng dễ rơi vào cảnh "xấu hổ" nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả.

Vào mùa hè, cơ thể đổ mồ hôi để hạ nhiệt. Tuy nhiên đổ mồ hôi nhiều với những mảng ẩm ướt trên áo và có mùi khó chịu dễ gây ra bất tiện trong môi trường công sở. Nếu bạn thấy bản thân bị đổ mồ hôi quá nhiều thì nên thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra là gì, bởi đó có thể là chứng tăng tiết mồ hôi do bệnh lý hay các tác dụng phụ của thuốc.

Dưới đây là một số biện pháp kiểm soát mồ hôi cho dân văn phòng mùa nóng mà bạn có thể tham khảo.

1. Sử dụng chất chống mồ hôi và chất khử mùi

Đối với chất chống mồ hôi, chất này hoạt động bằng cách chặn các tuyến dẫn mồ hôi khiến mồ hôi không thoát ra ngoài bề mặt da nách, lưng, ngực,... trong khi vẫn sản xuất mồ hôi bình thường.

Chất khử mùi giúp che giấu mùi do vi khuẩn tạo ra thay vì ngăn tiết mồ hôi. Đôi khi chất chống mồ hôi sẽ có chứa chất khử mùi và phần lớn chất chống mồ hôi có thể được mua tại các hiệu thuốc có thành phần chủ yếu là nhôm clorua hay còn gọi là muối nhôm.

Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng chất chống mồ hôi khi vùng da đã sạch sẽ và khô ráo sau đó bôi vào ban đêm trước khi đi ngủ. Nguyên nhân là do các thành phần này cần thời gian để có thể bám trên tuyến mồ hôi và ban đêm là thời điểm tuyến này ít hoặc không hoạt động mạnh.

Mùa nóng, kiểm soát mồ hôi ở nơi làm việc thế nào để không rơi vào cảnh "xấu hổ" - Ảnh 2.

Sử dụng chất chống mồ hôi và chất khử mùi (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Hướng dẫn cách khắc phục chứng ra mồ hôi tay chân bằng lá lốt

Trẻ ra nhiều mồ hôi có đáng lo không? Xử lý bằng cách nào?

2. Chọn lựa quần áo thoáng khí

Khi đi làm, tốt nhất bạn nên lựa chọn các loại quần áo có chất liệu nhẹ và thoáng khí với khả năng lưu thông gió tốt. Có thể thêm một lớp áo lót để thấm mồ hôi tốt hơn. Màu sắc quần áo sáng hơn cũng giúp phản xạ ánh nắng mặt trời tốt hơn thay vì hấp thụ khiến bạn cảm thấy nóng và đổ mồ hôi nhiều hơn.

Nếu bạn không muốn mặc quần áo sáng màu thì nên lựa chọn quần áo màu có hoa văn gây mất tập trung để che đi mồ hôi nếu bị in trên áo hoặc mặc nhiều lớp trang phục thoáng khí để không lộ lớp mồ hôi ra ngoài. Tuy nhiên các chuyên gia không khuyến nghị việc mặc quần áo nhiều lớp để che đi bởi như vậy bạn có thể dễ đổ mồ hôi nhiều hơn gây khó chịu.

Ngoài ra, bạn có thể xem xét tới việc mang thêm quần áo dự phòng để "cứu cánh" nếu quần áo đang mặc bị ướt mồ hôi và bị lộ khiến bạn khó chịu - nhất là với những nhân viên tại văn phòng đòi hòi việc giữ hình tượng lịch sự và chỉn chu.

Mùa nóng, kiểm soát mồ hôi ở nơi làm việc thế nào để không rơi vào cảnh "xấu hổ" - Ảnh 3.

Chọn quần áo sáng màu và thoáng khí (Ảnh: Internet)

3. Tránh một số loại thực phẩm

Có một số lựa chọn thực phẩm nên tránh nếu bạn đang đi làm hoặc ăn trưa bên ngoài nếu không muốn đổ mồ hôi "như tắm". Đầu tiên là thực phẩm cay nóng - bởi cơ thể bạn phản ứng với thức ăn cay cũng giống như cách cơ thể phản ứng với nhiệt độ nóng của mùa hè - chúng cố gắng hạ nhiệt và dẫn tới đổ mồ hôi.

Các thực phẩm khác có thể khiến cơ thể đồ mồ hôi nhiều hơn là thực phẩm nhiều muối, giàu chất béo và đã qua chế biến khiến cơ thể phải tốn nhiều nhiệt lượng hơn để xử lý khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên.

Ngoài ra, caffein cũng là đồ uống không được khuyến khích do hợp chất này kích thích tuyến thượng thận và khiến lòng bàn tay, nách và bàn chân tăng tiết mồ hôi nhiều hơn. Vì thế mà đối với dân văn phòng có thói quen sử dụng caffein để tỉnh táo nên cân nhắc về loại đồ uống này nếu không muốn đổ mồ hôi quá nhiều. Hãy hỏi bác sĩ về loại đồ uống và thực phẩm phù hợp vào mùa hè nếu bạn bị tăng tiết mồ hôi quá mức.

Mùa nóng, kiểm soát mồ hôi ở nơi làm việc thế nào để không rơi vào cảnh "xấu hổ" - Ảnh 4.

Caffein không phải là lựa chọn thích hợp cho người dễ bị đổ mồ hôi (Ảnh: Internet)

Tốt nhất bạn nên quan sát chế độ ăn hàng ngày của mình và có một quyển sổ nhỏ ghi chú những thực phẩm có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn và tránh chúng khi đi làm.

4. Giữ mát

Cũng tương tự như việc lựa chọn quần áo nhẹ, thoáng khí thì việc giữ mát cho cơ thể, giảm nhu cầu hạ nhiệt của cơ thể sẽ giảm tiết mồ hôi. Đó có thể là:

- Ưu tiên ở nơi thoáng mát và có rèm che ban ngày

- Ăn các bữa nhỏ có thể giúp cơ thể mát mẻ hơn do nhiệt lượng cần thiết để chuyển hóa thức ăn sẽ không phải đẩy lên cao như khi tiêu thụ các bữa lớn

- Uống đủ nước để giữ cơ thể mát mẻ.

Mùa nóng, kiểm soát mồ hôi ở nơi làm việc thế nào để không rơi vào cảnh "xấu hổ" - Ảnh 5.

Giữ cho cơ thể mát mẻ giúp giảm tiết mồ hôi (Ảnh: Internet)

5. Giảm căng thẳng

Môi trường công sở áp lực dễ dẫn đến căng thẳng và bạn cần các biện pháp giảm và tránh căng thẳng bởi căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt là với chứng tăng tiết mồ hôi. Việc che giấu cơ thể đổ mồ hôi nhiều cũng khiến bạn dễ dàng căng thẳng, mất tập trung khiến hiệu suất công việc có thể bị ảnh hưởng.

Thiền định cũng là một cách giúp giảm căng thẳng và hạn chế sự tăng nhịp tim hiệu quả. Nếu công việc cho phép, bạn có thể thiền định hoặc chánh niệm trong một khoảng nghỉ ngắng ở bất cứ thời điểm nào hoặc vào giờ nghỉ trưa.

6. Điều trị y tế khi cần thiết

Đôi khi việc đổ mồ hôi quá nhiều có thể cần tới điều trị y tế bên cạnh việc cải thiện lối sống hay sử dụng chất chống mồ hôi không kê đơn. Việc thăm khám sẽ giúp bạn kiểm tra xem bản thân có đang gặp chứng tăng tiết mồ hôi không và xác định nguyên nhân gây ra là gì. Có một số lựa chọn y tế thường được chỉ định như:

- Thuốc chống mồ hôi theo đơn có độ bền lâu hơn

- Thuốc uống ức chế thần kinh giảm tiết mồ hôi, tuy nhiên các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như khô miệng, mờ mắt, buồn ngủ,... Bạn không nên tự ý mua nếu không có kê đơn từ bác sĩ và đánh giá giữa lợi ích và rủi ro cho việc sử dụng

- Thuốc chống trầm cảm có ích trong việc bị đổ mồ hôi do căng thẳng

- Tiêm botox cũng phổ biến là phương pháp tạm thời ngăn chặn việc tiết mồ hôi ở các tuyến mồ hôi, thời gian có hiệu quả của mũi tiêm thường từ 6 - 12 tháng và sẽ được lặp lại sau đó. Mũi tiêm có thể gây đau nhẹ và yếu cơ tạm thời tại vùng tiêm

- Phẫu thuật xâm lấn loại bỏ tuyến mồ hôi nếu như các biện pháp bảo tồn không đem lại hiệu quả.

Nguồn dịch: 

1. 9 Ways to Stop Sweating

2. 8 Ways to Manage Hyperhidrosis at Work


Tác giả: Allen