Trẻ 16 tuổi đã mắc ung thư vòm họng do bị hút thuốc lá thụ động

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Trẻ 16 tuổi đã mắc ung thư vòm họng do bị hút thuốc lá thụ động
Không chỉ còn là những lời cảnh báo suông nữa khi gần đây một ca mắc bệnh ung thư vòm họng khi mới 16 tuổi đã làm cho các bậc phụ huynh "chết đứng" khi biết được nguyên nhân

Độ tuổi mắc ung thư vòm họng đang bị trẻ hóa một cách đáng ngạc nhiên. Ung thư vòm họng là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm thường được chẩn đoán ở nam giới. Tỷ lệ tử vong của bệnh luôn thuộc top 4 bệnh lý tử vong cao nhất do bệnh có những biểu hiện không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn.

1. Trẻ 16 tuổi bị ung thư vòm họng và hồi chuông cảnh tỉnh về "hút thuốc thụ động"

Mới đây, Bệnh viện ung thư Trùng Khánh (Trung Quốc) đã kết luận một ca mắc ung thư vòm họng là bé gái có tên gọi là Salsa. Điều gây ngạc nhiên là cô bé mới 16 tuổi - lứa tuổi không nằm trong nhóm tuổi nguy cơ.

Nguyên nhân được xác định là có liên quan đến việc hút thuốc lá thụ động. Vấ đề đó là Salsa không phải là người hút thuốc, nhưng trong gia đình lại thường xuyên có người hút thuốc trong gia đình. Trong nhà bệnh nhân luôn ám mùi thuốc lá, kể cả vật dụng như giường tủ, quần áo cũng luôn bị ám mùi.

Và khoảng 3 tháng trước khi được chẩn đoán mắc bệnh, Salsa thường bị chảy máu mũi mỗi khi vệ sinh mũi hay hắt xì và vào mỗi buổi sáng. Gia đình vẫn cho rằng cô bé bị chảy máu cam thông thường do trời nóng bức. Họ mua thuốc về cho con gái uống nhưng không thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm tích cực.

Một thời gian sau đó, gia đình Salsa phát hiện một khối u có kích thước khoảng 5cm ở cổ cô bé. Khối u phát triển nhanh nhưng lại không gây ra đau đớn.

Sau khi được nội soi sinh thiết bệnh lý về mũi họng, các bác sĩ đã kết luận Salsa bị mắc ung thư vòm họng di căn. 

2. Hút thuốc thụ động nguy hiểm hơn nhiều so với người trực tiếp hút thuốc

Khái niệm về việc hút thuốc (lá, lào) thụ động đã từng được Trung tâm Ung thư Harvard đưa cảnh báo kể từ những năm 2009. Cảnh báo này đề cập đến nhóm người không hút thuốc nhưng bị hít khói có kèm các hóa chất độc hại có trong thuốc như: nicotine, các chất phóng xạ, các kim loại nặng,...

Những dư lượng của chất độc hại này có khả năng lưu lại lâu trên đồ vật và trong môi trường sống đến vài tuần và thậm chí là hàng tháng.

Đối tượng dễ bị chịu ảnh hưởng nhất chủ yếu vẫn là trẻ em và trẻ sơ sinh, do hệ thống hô hấp của nhóm tuổi này nhạy cảm hơn rất nhiều so với hệ thống hô hấp của người lớn. Và, Salsa là một ví dụ điển hình cho ảnh hưởng của hút thuốc thụ động.

3. Cách phòng ngừa ung thư vòm họng

Theo như bác sĩ Vương Dĩnh, Giám đốc Bệnh viện Ung thư Trùng Khánh (Trung Quốc), nguyên nhân gây ung thư vòm họng thường có biểu hiện không rõ ràng. Nguyên nhân có thể là do yếu tố di truyền, có thể là do môi trường bị ô nhiễm, thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh hay người bệnh bị nhiễm vi rút EB hoặc biến chứng bệnh khác,...

Dưới đây là một số cách ngăn ngừa ung thư vòm họng:

- Dinh dưỡng:

+ Chế độ ăn uống lành mạnh, dễ tiêu hóa

+ Khẩu phần ăn tiêu thụ ít chất béo và cholesterol, nên bổ sung carbohydrate và vitamin

+ Tránh thức ăn cay, nóng

+ Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê

- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ

- Vận động thể chất thường xuyên phù hợp với thể trạng. Bên cạnh đó nên luyện tập thêm những động tác vận động cổ, cơ miệng, cơ mặt, cơ miệng,...

- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

- Nếu như môi trường sống hay gia đình có người từng mắc bệnh thì bạn nên thường xuyên đi khám định kì để phát hiện sớm và được điều trị kịp thời.

Trong thường hợp nhận được chẩn đoán là đã mắc bệnh ung thư vòm họng thì người bệnh cũng không nên quá sợ hãi mà nên tuân theo phác đồ điều trị. Những bệnh nhân nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời thì sẽ có tiên lượng sống trên 5 năm cao, đạt khoảng 80% - 90%. Và với ngay cả nhóm bệnh nhân mắc ung thư di căn nếu như tuân thủ điều trị tích cực thì vẫn có tỉ lệ sống cao.

Theo: Cancer


Tác giả: KP