Ung thư vòm họng là một trong 10 căn bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới. Với tỷ lệ chữa khỏi ở các giai đoạn sau là không nhiều, tuy nhiên bệnh nhân và người nhà không nên bi quan khi mắc ung thư vòm họng giai đoạn cuối, bởi đã có rất nhiều trường hợp vượt qua cửa tử, tiếp tục sống dù đang ở giai đoạn cuối.
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có chữa được không? Đây là một trong những thắc mắc được người thân và người bệnh ung thư quan tâm nhất hiện nay.
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là căn bệnh khá nguy hiểm. Do đó, để phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả, chúng ta nên tìm hiểu và biết được những dấu hiệu, các giai đoạn của bệnh từ đó có cách điều trị thích hợp nhất.
Bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối có chữa được không?
Khi mắc ung thư vòm họng giai đoạn cuối, lúc này các triệu chứng đã tăng nặng rõ rệt, triệu chứng điển hình nhất là chảy máu cam, chảy nhiều và liên tục. Kèm theo các triệu chứng sụt cân nghiêm trọng, không thể gượng dậy, mệt mỏi.
Ngoài ra, khi bệnh nhân đã tiến triển sang giai đoạn cuối, lúc này các khối u đã lan sang mũi và xung quanh vòm họng, gây cản trở việc thở khiến bệnh nhân ngạt mũi, ù tai.
Ở giai đoạn này, mọi phương pháp điều trị chủ yếu là giảm bớt triệu chứng di căn vì các khối u đã di căn ra các bộ phận khác rất khó điều trị dứt điểm.
Theo các chuyên gia y tế, tiên lượng sống cho bệnh ung thư vòm họng theo các giai đoạn cụ thể như sau:
- Ung thư vòm họng giai đoạn I : tỷ lệ sống là: 72% sau 5 năm
- Ung thư vòm họng giai đoạn II: tỷ lệ sống là 65% sau 5 năm
- Ung thư vòm họng giai đoạn III: tỷ lệ sống là 62% sau 5 năm
- Ung thư vòm họng giai đoạn cuối: tỷ lệ sống là 38% sau 5 năm
Bệnh nhân mắc ung thư vòm họng đại đa số đều phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, chính vì vậy để phòng tránh sớm nguy cơ mắc ung thư vòm họng, mỗi người cần chủ động thăm khám và chú ý những biểu hiện nhỏ nhất trên cơ thể.
Bệnh ung thư vòm họng nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn giai đoạn I và II. Thì việc xạ trị vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất. Điều trị bằng tia xạ có thể giúp người bệnh chữa khỏi với tỷ lệ sống kéo dài thêm 5 năm .
Còn đối với trường hợp ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển tại chỗ thì việc điều trị bằng tia xạ cho thấy tỷ lệ bệnh tái phát và di căn sau điều trị là rất cao. Tỷ lệ sống kéo dài thêm 5 năm là khá thấp.
Như vậy hy vọng bệnh nhân và người nhà đã có câu trả lời cho câu hỏi ung thư vòm họng giai đoạn cuối có chữa được không, từ đó lựa chọn những phương pháp điều trị và tiến hành chăm sóc, động viên bệnh nhân vượt qua kéo dài sự sống. Việc điều trị ung thư có thành công hay không phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh và thể trạng của bệnh nhân sau mỗi đợt điều trị. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp sống thêm được hơn 5 năm dù phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, do vậy những con số về tiên lượng sống chỉ là con số theo tỷ lệ, bệnh nhân không nên quá chú ý vào tiên lượng sống mà hãy cố gắng điều trị một cách tốt nhất.