Cơn đau miệng trong ung thư đầu cổ có nguồn gốc từ đâu?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cơn đau miệng trong ung thư đầu cổ có nguồn gốc từ đâu?
Bệnh nhân bị ung thư đầu cổ như ung thư amidan, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản,... có thể gặp những cơn đau miệng, trước, trong và sau khi điều trị. Nguồn gốc cơn đau miệng này là do đâu?

1. Nguồn gốc cơn đau miệng trong ung thư vùng đầu cổ

Là một triệu chứng của bệnh ung thư

Ung thư có thể gây ra những cơn đau miệng theo cơ chế sau:

- Do những khối u phát triển đè lên khu vực lân cận nó và ảnh hưởng tới dây thần kinh và gây ra tình trạng viêm

- Leukemias và u lympho , lây lan qua cơ thể và có thể ảnh hưởng đến các khu vực nhạy cảm trong miệng. 

Nhiều loại u tủy cũng có thể ảnh hưởng đến răng. Còn khối u phát triển trong não có thể gây đau đầu

- Tế bào của bệnh ung thư khác khi di chuyển tới vùng đầu cổ gây đau miệng.

Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị

Viêm niêm mạc miệng được biết đến là một tác dụng phụ phổ biến nhất sau xạ trị và hóa trị ung thư đầu cổ. Cơn đau miệng do viêm niêm mạc miệng sẽ tiếp tục trong một thời gian dài ngay cả khi viêm niêm mạc miệng được chữa lành.

Phẫu thuật điều trị ung thư đầu cổ có thể khiến xương, dây thần kinh, mô cơ thể bị tổn thương.

Thuốc hóa trị Bisphosphonates là thuốc dùng để điều trị đau xương, đôi khi khiến cấu trúc xương bị phá vỡ. Điều này là phổ biến nhất sau khi làm thủ thuật nha khoa như nhổ răng. 

Một số loại thuốc chống ung thư có thể gây đau miệng

Nếu một loại thuốc chống ung thư gây đau, ngừng thuốc thường làm giảm cơn đau. Bởi vì có thể có nhiều nguyên nhân gây đau miệng trong quá trình điều trị ung thư, vì thế mà việc chẩn đoán cẩn thận là rất quan trọng. Cách chẩn đoán có thể bao gồm kiểm tra lịch sử y tế, khám sức khỏe và chụp x-quang răng.

Một số bệnh nhân có thể bị tình trạng răng nhạy cảm trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi hóa trị kết thúc. Phương pháp điều trị bằng fluoride hoặc kem đánh răng cho răng nhạy cảm có thể làm giảm sự khó chịu với những cơn đau miệng.

Nghiến răng có thể gây đau ở răng hoặc cơ hàm

Đau ở răng hoặc cơ hàm có thể xảy ra ở những bệnh nhân nghiến răng, thường là do căng thẳng hoặc mất ngủ. Điều trị đau miệng trong trường hợp này có thể bao gồm thuốc giãn cơ, thuốc để điều trị chứng lo âu, vật lý trị liệu (nhiệt ẩm, xoa bóp và kéo dài) và bảo vệ miệng trong khi ngủ.

2. Cách kiểm soát

Hầu hết những bệnh nhân bị ung thư đầu cổ đều bị đau. Trước khi chỉ định được phương pháp kiểm soát thích hợp thì bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đánh giá cơn đau theo một thang kiểm tra cụ thể.

Đối với những cơn đau ở niêm mạc miệng bệnh nhân có thể được kiểm soát cơn đau miệng này bằng phương pháp điều trị tại chỗ với nước súc miệng hoặc thuốc giảm đau dạng uống hoặc dạng bôi.

Một số loại thuốc giảm đau khác cũng có thể được sử dụng. Đôi khi bạn có thể cần nhiều hơn một loại thuốc để giảm cơn đau miệng. Ngoài ra thì thuốc giãn cơ và thuốc điều trị thêm chứng lo âu hay trầm cảm hoặc thuốc ngăn chặn những cơn co giật cũng có thể được chỉ định. Khi cơn đau trở nên dữ dội hơn có thể dùng opioids. 

Lưu ý người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc nếu như không có kê đơn của bác sĩ vì có thể gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị và nguy hiểm tới sức khỏe. Ví dụ như người bệnh bị viêm niêm mạc miệng không được uống thuốc không steroid vì có thể gây ra chảy máu khi xạ trị,...

Phương pháp điều trị không dùng thuốc cũng có thể giúp ích, bao gồm:

- Vật lý trị liệu

- TENS (kích thích dây thần kinh xuyên da)

- Áp dụng nhiệt lạnh hoặc nhiệt nóng

- Thôi miên

- Châm cứu

- Lôi kéo sự tập trung vào một vấn đề khác cơn đau miệng

- Liệu pháp thư giãn

- Trị liệu hành vi nhận thức

- Tư vấn

- Sử dụng âm nhạc hoặc hình ảnh.


Nguồn dịch: https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/side-effects/mouth-throat/oral-complications-pdq#_9

Tác giả: NVD