Theo Đông Y, tía tô là một "thần dược" chữa bệnh hiệu quả. Tác dụng của lá tía tô với bà bầu lại càng được nhiều người quan tâm. Thực tế, từ lá đến cành, quả của tía tô đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Nhờ tía tô, nhiều bệnh như cảm cúm, đau đầu sổ mũi, ho hen, viêm họng, nôn mửa, chướng bụng... đều được điều trị hiệu quả.
Bà bầu có được ăn lá tía tô không? Tía tô có nhiều tác dụng rất tốt đối với bà bầu, nó giúp an thai, dưỡng thai vô cùng hiệu quả. Điểm qua một vài tác dụng của lá tía tô với bà bầu dưới đây! Bà bầu có thể lựa chọn sử dụng lá tía tô an toàn, đem lại nhiều lợi ích trong thai kỳ.
Công dụng của lá tía tô với bà bầu - Ảnh Internet
Ốm nghén là tình trạng chung của nhiều mẹ bầu, tình trạng này thường xảy ra ở ba tháng đầu thai kỳ. Dấu hiệu của ốm nghén là mệt mỏi, chán ăn, thèm ăn, đau đầu, buồn nôn... hầu hết các mẹ bầu đều rất khó chịu với tình trạng này.
Một trong số những công dụng của lá tía tô với bà bầu chính là giúp giảm tình trạng ốm nghén. Để giảm tình trạng ốm nghén ở bà bầu, trong Đông Y có một bài thuốc rất hữu ích, sử dụng lá tía tô làm vị thuốc chính. Cụ thể:
Tía tô giúp giảm tình trạng ốm nghén ở bà bầu (ảnh Internet).
- Lấy 20g tía tô kết hợp với ngải diệp, đương quy, bạch truật, phục long can (mỗi thứ 16g);
- Liên nhục, liên kiều, cẩu tích, cam thảo (mỗi thứ 12g);
- Đỗ trọng, sơn trà (mỗi thứ 10g);
- Đại táo 5 quả;
- Sinh khương 3 lát sắc uống mỗi ngày một thang.
Duy trì mỗi ngày tình trạng ốm nghén sẽ không còn là nỗi lo của mẹ bầu.
Đọc thêm:
- Có nên điều trị gout bằng lá tía tô không?
- Chữa mụn cóc sinh dục bằng lá tía tô
Những tháng cuối của thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng sưng phù chân, do xuống máu trước khi sinh.
Một trong những biện pháp giảm tình trạng chân sưng phù ở mẹ bầu đó là sử dụng lá tía tô. Tác dụng của lá tía tô với bà bầu giúp giảm sưng phù hiệu quả.
Mẹ bầu chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản như sau:
- Rửa sạch lá tía tô, đem đun sôi.
- Sau đó bỏ thêm vào nồi nước vài hạt muối tinh.
- Cuối cùng đem nước lá tía tô vừa đun sôi với muối tinh pha ấm với nước lạnh dùng để ngâm chân ngâm chân.
Ngâm chân với nước lá tía tô giúp mẹ bầu loại bỏ độc tố, thư giãn, giảm sưng phù chân và ngủ sâu giấc.
>> Tình trạng phù chân khi mang thai ở bà bầu khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tình trạng này qua bài viết: Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Trong thời gian mang thai, khi gặp tình trạng cảm lạnh, cảm cúm, các mẹ bầu được khuyên không nên sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh vì nhiều loại thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng xấu đến thai nhi. Vậy phải làm gì để trị bệnh mà không tổn hại đến thai nhi? Dùng lá tía tô chính là thực phẩm đem lại nhiều lợi ích tích cực cho bà bầu.
Nấu cháo với lá tía tô giúp toát mồ hôi, giải trừ cảm lạnh, cảm cúm vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, mẹ bầu có thể đun trà bằng vỏ quýt, gừng và một nắm lá tía tô, nên uống khi còn nóng. Tuy nhiên, không lạm dụng trà tía tô để uống hàng ngày, thay nước vì có thể gây ra tình trạng cao huyết áp cho bà bầu.
Với cách như trên, chỉ sau lần sử dụng đầu tiên, cảm cúm, cảm lạnh đều giảm đi đáng kể mà không gây tổn hại đến thai nhi, các mẹ có thể an tâm áp dụng.
Ngoài biện pháp ngâm chân thì lá tía tô còn có thể được cho thêm vào cháo, cháo lá tía tô có tác dụng giải cảm cho bà bầu - Ảnh Internet
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu bị ám ảnh bởi các loại mụn. Mụn mọc đủ các loại trên mặt, trên lưng, trên tay chân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể của mẹ. Nhưng mẹ bầu không cần quá lo lắng vì mụn hoàn toàn không có hại cho thai nhi.
Tuy nhiên, nếu mụn xuất hiện quá nhiều lại khiến mẹ bầu tự ti, nếu gặp tình trạng trên, thay vì sử dụng kem trị mụn, mẹ bầu nên sử dụng lá tía tô sẽ an toàn hơn. Công dụng của lá tía tô với bà bầu là cực kì tốt bởi tinh dầu trong lá tía tô giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, làm sạch da vô cùng hiệu quả.
Mẹ bầu có thể sử dụng tía tô giúp trị mụn, dưỡng da hiệu quả bằng cách:
- Lấy một nắm lá tía tô, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước.
- Tiếp theo mẹ bầu cần rửa sạch vùng da bị mụn, dùng tăm bông thấm nước lá tía tô, thoa đều lên vùng da đó.
- Để khoảng 25-30 phút để tinh chất lá tía tô thẩm thấu vào da, sau đó rửa lại với nước ấm kết hợp massage da nhẹ nhàng.
Ngoài cách trên, mẹ bầu có thể giã lá tía tô, pha với nước ấm để rửa mặt hoặc dùng làm nước tắm, giúp trị mụn hiệu giả đồng thời làm săn chắc làn da.
Không chỉ vậy, lá tía tô còn có thể được sử dụng với nhiều món ăn khác nhau như: chả ức gà tía tô, các ngạch sông nấu lá lốt tía tô, cháo cá lóc tía tô, cháo sườn tía tô hoặc chả ốc tía tô,...
Khuyến cáo của bác sĩ khi bà bầu dùng lá tía tô:
Công dụng của lá tía tô với bà bầu là vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, khi muốn sử dụng lá tía tô theo các bài thuốc dân gian, mẹ bầu cần cẩn trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Hi vọng những thông tin về tác dụng của lá tía tô với bà bầu ở trên đã cho mẹ bầu lựa chọn tía tô phù hợp trong chế độ dinh dưỡng của mình.