7 bí quyết chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai mùa hanh khô không nên bỏ qua

7 bí quyết chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai mùa hanh khô không nên bỏ qua
Mùa hanh khô, trời lạnh, nhiệt độ môi trường giảm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh cho phụ nữ mang thai. Tìm hiểu biện pháp chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai mùa hanh khô để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi.


Thời điểm mang thai, sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn hẳn so với người bình thường. Đặc biệt khi thời tiết trở lạnh và mùa hanh khô đến. Nguy cơ bà bầu bị nhiễm lạnh hoặc bị cảm cúm hay các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp tăng cao.

Vì vậy, việc tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và em bé vô cùng quan trọng và cần thiết. Điểm qua 7 điều cần biết khi chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai dưới đây!

1. Giữ ấm cho cơ thể bà bầu

Trời hanh khô, lạnh kèm theo đó là sức đề kháng giảm khiến bà bầu tăng nguy cơ bị cảm lạnh, kèm theo đó là các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.

Nhiệt độ thích hợp trong phòng ngủ để phụ nữ mang thai khỏe mạnh từ 22 đến 25 độ C. Lưu ý, phòng làm việc hay phòng ngủ của bà bầu cần thông thoáng. Nếu môi trường ẩm ướt, không khí không được lưu thông sẽ gây hại cho hệ hô hấp của người mẹ và gây ra tình trạng ngạt thai nhi hoặc trẻ bị sinh non.

Thời tiết lạnh có thể sử dụng thêm các thiết bị sưởi ấm trong phòng để giữ ấm cho cơ thể bà bầu là điều cần thiết. Sử dụng chăn điện sưởi ấm cho bà bầu cần lưu ý trong 3 tháng đầu tiên, không sử dụng chăn điện vì sóng điện từ sản sinh trong quá trình sử dụng chăn có thể gây ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và bé.

2. Điều chỉnh lượng nước phù hợp giúp bà bầu không bị mất nước vào mùa hanh khô

Nhiệt độ hạ thấp, thời tiết hanh khô cũng làm đẩy nhanh quá trình mất nước của cơ thể. Lưu ý, bà bầu không nên uống nước mát hay nước đá mà chỉ nên uống nước ấm để bảo vệ họng và tránh bị ho hay viêm họng.

7 bí quyết chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai mùa hanh khô không nên bỏ qua - Ảnh 2.

Cơ thể bà bầu cần được cung cấp từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày - Ảnh Internet

Cơ thể bà bầu cần được cung cấp từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Nước đem lại tác dụng thải độc, thanh lọc những độc hại trong cơ thể và tăng cường sức đề kháng, có hiệu quả phòng chống bệnh.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn cần vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước muối pha loãng. Sáng thức dậy sớm nên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, sau đó uống nước lọc giúp phòng cảm và có ích cho sức khỏe răng, lợi.

Chăm sóc sức khỏe răng lợi vô cùng cần thiết đối với phụ nữ mang thai trong mùa hanh khô vì nếu bị chảy máu chân răng sẽ dễ mắc chứng viêm lợi.

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ mang thai mùa hanh khô

Giai đoạn mang thai, đa số phụ nữ đều cần tăng thêm một lượng protein, các vitamin và khoáng chất như axit folic, sắt cần thiết cho cơ thể. Vì thế, để đảm bảo cơ thể nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết thì bà bầu cần lên lịch, điều chỉnh chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng.

Bà bầu nên hạn chế ăn các loại hải sản sống hay sữa chua chưa được thanh trùng, tiệt trùng bởi vì có thể chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe bé. Ngoài ra, bà bầu cũng không nên ăn những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, bột đường vì có thể khiến bà bầu khó tiêu và làm bà bầu tăng cân, tăng đường huyết.

7 bí quyết chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai mùa hanh khô không nên bỏ qua - Ảnh 3.

Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều chất xơ - Ảnh Internet

Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều chất xơ do cơ thể dễ bị táo bón hơn vì xu hướng ít vận động vào mùa lạnh.

Bà bầu cũng có thể ăn nhiều gừng, đây là loại gia vị có lợi cho sức khỏe giúp tăng cường tuần hoàn máu và phòng chống cảm lạnh hiệu quả.

Tìm hiểu thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thời tiết hanh khô qua bài viết: Mùa thu bà bầu nên ăn gì? và lời khuyên dinh dưỡng từ chuyên gia

4. Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai bằng cách tăng cường luyện tập

Luyện tập mùa hanh khô thường khiến phụ nữ mang thai có tâm lý ngại luyện tập. Tuy nhiên, điều này lại gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Thực hiện tập luyện thường xuyên giúp ích trong việc máu lưu thông, khung xương chậu giãn nở tốt, cơ vùng bụng chậu khỏe hơn, dễ sinh hơn. Không chỉ vậy, thói quen tập thể dục còn giúp bà bầu giảm nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch huyết khối và bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Các hoạt động thể thao bà bầu có thể tập như đi bộ, đi xe, các bài tập yoga nhẹ nhàng. Bà bầu không nên bơi lội vì dễ bị nhiễm lạnh.

5. Bà bầu cần quan tâm đến giấc ngủ

Thời tiết lạnh, hanh khô cũng khiến phụ nữ mang thai khó ngủ hơn. Cảm giác khó chịu trong thời kỳ mang thai xuất hiện như: buồn nôn, ợ nóng, đi tiểu nhiều, cơ thể mệt mỏi,... đều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu.

7 bí quyết chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai mùa hanh khô không nên bỏ qua - Ảnh 4.

Việc thiếu ngủ cũng làm suy giảm sức khỏe của cả mẹ và bé nên bà bầu cần ngủ đủ giấc - Ảnh Internet

Trong khi đó, việc thiếu ngủ cũng làm suy giảm sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, để đảm bảo giấc ngủ cho bà bầu cần lựa chọn loại đệm, chăn êm, thoải mái giúp bà bầu tìm đến giấc ngủ dễ dàng hơn.

Ngoài ra, khi ngủ bà bầu cần có những giấc ngủ ngắn trong ngày làm tăng khả năng nhanh nhạy và trí nhớ tốt hơn cũng như giảm các triệu chứng mệt mỏi khi nghén trong thai kỳ. Bà bầu cũng cần lựa chọn tư thế nằm phù hợp để không tạo sức ép cho thai nhi.

Một số biện pháp giúp bà bầu dễ ngủ hơn như massage đầu, chân, tay nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông.

6. Chăm sóc da cho bà bầu mùa hanh khô

Nhiều sai lầm khi bà bầu chăm sóc da khiến da xấu đi, đặc biệt nhiều bà bầu còn cho rằng mang bầu tuyệt đối không nên sử dụng mỹ phẩm.

Tuy nhiên, thời tiết hanh khô có thể thúc đẩy nhanh quá trình mất nước của cơ thể người phụ nữ mang thai. Điều này khiến da dẻ phụ nữ mang thai xấu, khô, nứt nẻ. Không chỉ vậy, da khô nứt nẻ do thời tiết hanh khô còn gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

7 bí quyết chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai mùa hanh khô không nên bỏ qua - Ảnh 5.

Bà bầu không quên chăm sóc da mùa hanh khô - Ảnh Internet

Ngoài việc còn có thể cung cấp nước đầy đủ, bà bầu có thể lựa chọn cho mình những loại kem dưỡng da chuyên dụng được dành cho bà bầu để ngăn ngừa hiện tượng rạn da và khô da.

Kèm theo đó bà bầu cần bổ sung thực phẩm như các loại rau xanh, hoa quả trong bữa ăn hằng ngày cũng giúp phụ nữ mang thai được cung cấp đủ nước và các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể người mẹ. Đặc biệt những loại thực phẩm này đem lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng khô da và là biện pháp chăm sóc da cho bà bầu mùa hanh khô hiệu quả.

=>> Tìm hiểu thêm bài viết chăm sóc da cho bà bầu tại ĐÂY!

7. Tâm trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Tâm lý của bà bầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bà bầu khỏe mạnh, vui vẻ và sinh em bé khỏe mạnh. Do đó, giữ tâm trạng tốt, duy trì được điều này suốt thời gian mang thai sẽ giúp bà bầu có em bé vui vẻ, khỏe mạnh sau này.

Chưa kể, nếu bà bầu bị lo lắng, buồn rầu còn có thể gây nên chứng căng thẳng thần kinh ở thai phụ. Điều này còn gây ra hiện tượng co thắt các cơ và khiến mẹ bầu bị sảy thai, sinh non hoặc khó sinh.

Hi vọng những thông tin được cung cấp ở trên giúp bà bầu lựa chọn được biện pháp chăm sóc sức khỏe cho mẹ và thai nhi tốt nhất trong mùa hanh khô.


Tác giả: Nắng Mai