Khiếm thính là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Khiếm thính là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
Khiếm thính là gì? Khiếm thính có phải là bị điếc không? Để có câu trả lời cho những vấn đề này, mời các bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh được cung cấp trong nội dung dưới đây.

Khiếm thính là bệnh lý về tai khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Tuy bệnh không gây ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ của người bị mắc bệnh. Vậy bạn có biết khiếm thính là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về bệnh khiếm thính, nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

1. Tìm hiểu khái niệm về bệnh khiếm thính

1.1 Bệnh khiếm thính là gì?

Theo một vài quan niệm truyền thống về khiếm thính là gì trước đây thì đều gọi khiếm thính là điếc. Đó là tình trạng nghe kém hoặc không nghe được lời nói của đối phương khi giao tiếp ở tần số bình thường.

Nhiều chuyên gia y học đã nghiên cứu về chủ đề khiếm thính là gì và mất nhiều năm để đưa ra kết luận. Theo đó, khiếm thính được giải thích là hiện tượng xuất hiện khi bạn không nghe được hoàn toàn hay một phần cuộc nói chuyện của đối phương để phản hồi lại trong vòng một mét.

Nếu mức độ nghe bị mất trung bình từ 50dB trở lên thì gọi đó là khiếm thính còn mức độ nghe bị mất từ 80dB trở lên và chỉ nghe được tiếng động mạnh ở sát tai thì được gọi là điếc. Và có một nguy cơ cảnh báo đến mọi người đó là điếc là một nguyên nhân dẫn tới bệnh câm.

Như vậy khiếm thính là gì? Đây là tình trạng suy giảm thính lực hay mất hoàn toàn khả năng nghe. Khiếm thính bao gồm điếc và lãng tai. Những trẻ bị khiếm thính ngay từ khi sinh ra hay những năm đầu đời thường không có khả năng phục hồi được và sẽ không nói được.

Khiếm thính là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả - Ảnh 2.

Khiếm thính là tình trạng suy giảm hay mất hoàn toàn khả năng nghe (Ảnh: Internet)

2. Khiếm thính gồm những loại nào?

Hiểu được bệnh khiếm thính là gì chúng ta cũng cần phải biết khiếm thính bao gồm những loại nào để có cách điều trị cho phù hợp.

2.1. Theo vị trí tổn thương

Khiếm thính phân loại theo vị trí tổn thương bao gồm 4 loại:

- Loại tiếp nhận: Xuất hiện do gặp phải những tổn thương ở phần tai ngoài và tai giữa.

- Loại dẫn truyền: Được xác định khi có những tổn thương ở vùng tai trong.

- Loại khiếm thính hỗn hợp: Xảy ra khi cả tai tai ngoài, tai giữa, tai trong đều bị tổn thương ở tình trạng nặng.

- Loại trung ương: Không phải là do tổn thương ở tai ngoài, tai giữa, tai trong mà là do bị tổn thương tại hệ thần kinh số 8 hoặc ở não.

Khiếm thính là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả - Ảnh 3.

Khiếm thính là gì? Khiếm thính được các chuyên gia phân loại thành nhiều mức độ khác nhau (Ảnh: Internet)

2.2. Theo cường độ âm thanh

- Không nghe rõ ở mức độ nhẹ: không thể nghe được lời thầm và không nghe được lời nói của đối phương nơi đông người, ồn ào

- Không nghe rõ ở mức độ trung bình: Không nghe được lời nói thầm và lời nói ở tần số bình thường và rất khó nghe được ở những nơi ồn ào, đông đúc.

- Không nghe được ở mức độ nặng: Không thể nghe được ngay cả khi đối phương nói to, vì vậy khi giao tiếp đối phương phải mất rất nhiều thời gian để truyền đạt câu chuyện phải hét vào tai hay dùng những cử chỉ và hành động của mình để duy trì cuộc nói chuyện.

- Không nghe được ở mức độ sâu: Đó là khi đối phương không thể giao tiếp được vì ở mức độ này người ta không thể nghe được hoàn toàn câu chuyện kể cả khi đối phương hét to vào tai. Nếu muốn giao tiếp phải cần đến máy trợ thính thì mới có thể nghe được.

3. Nguyên nhân bệnh khiếm thính

3.1. Nguyên nhân ảnh hưởng của tật khiếm thính khiếm thính là gì?

- Thường xuyên tiếp xúc với âm thanh lớn, tiếng ồn gây ra tổn thương tai hoặc do tai bị lão hoá.

- Do có nhiều ráy tai ở ống tai khiến cho âm thanh bị cản trở.

- Bị nhiễm trùng ở tai, có khối u hoặc phát hiện xương tai bất thường.

- Do bị chấn thương gây ra rách màng nhĩ, tiếp xúc với tiếng nổ lớn, áp suất cao.

- Có thể do di truyền

- Tuổi tác cũng là nguyên nhân khiến cho khả năng nghe khó khăn hơn.

- Nghe nhạc, xem tivi với âm lượng quá lớn thường xuyên.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh gentamicin, thuốc hoá trị, thuốc giảm đau, aspirin với liều dùng cao,... cũng là những nguyên nhân có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc tình trạng khiếm thính.

4. Dấu hiệu bệnh khiếm thính

4.1. Dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết khiếm thính là gì?

- Thường xuyên bị ù tai, khó nghe rõ, hoặc nghe nghễnh ngãng nhất là ở những nơi có tiếng ồn.

- Xem tivi hoặc nghe nhạc phải bật âm lượng cao hơn mức bình thường mới có thể nghe rõ.

- Không nghe rõ khi giao tiếp qua điện thoại.

- Không nghe kịp lời nói của người khác.

- Cơ thể căng thẳng, ể oải, hay mất tập trung nhất là khi lắng nghe người khác nói.

4.2. Khi nào cần đến khám bác sĩ

Khi bệnh nhân có các dấu hiệu kể trên hoặc mất thính lực đột ngột hay chỉ nghe được một bên tai thì nên thăm khám và được các bác sĩ chuyên khoa cho phát đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu thấy khó khăn trong quá trình lắng nghe giao tiếp, hay bị ù tai ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thì cũng cần đến ngay gặp bác sĩ để chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.

5. Điều trị bệnh khiếm thính

5.1. Các phương pháp điều trị khiếm thính là gì?

Phương pháp điều trị khiếm thính phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra bệnh khiếm thính là gì. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị bệnh phổ biến đang được áp dụng:

- Sử dụng máy trợ thính: Đeo máy trợ thính sẽ giúp ích cho việc khôi phục khả năng nghe. Theo các bác sĩ đánh giá thì máy trợ thính đem đến hiệu quả cao cho người bệnh, tuy vậy cần phải lựa chọn loại máy sao cho phù hợp nhất với tình trạng bệnh. 

- Cấy ốc tai điện tử: Đối với trẻ bị khiếm thính bẩm sinh thì lựa chọn cấy ốc tai điện tử là phương pháp phù hợp nhất. Thiết bị này hoạt động theo cơ chế biến âm thanh thành tín hiệu điện, sau đó gửi đến ốc tai. Từ đây tín hiệu truyền về não và được nghe như âm thanh. Theo bác sĩ, nên cấy ốc tai điện tử cho trẻ bị khiếm thính bẩm sinh trước 6 tuổi để có thể phát triển bình thường.

- Cấy ghép não thính giác: Đối với tình trạng khiếm thính đang trở nên nghiêm trọng thì phương pháp cấy ghép não thính giác được coi là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên không có một phương pháp nào có thể khôi phục hoàn toàn thính giác, cấy ghép não thính giác cũng chỉ có thể khôi phục được một phần nào đó.

Khiếm thính là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả - 3

Bệnh khiếm thính là gì? Khiếm thính có di truyền không? Điều trị khiếm thính như thế nào? (Ảnh: Internet)

6. Tìm hiểu về thính lực và thính lực đồ

Thính lực là chỉ mức độ nghe của bạn còn thính lực đồ là đồ thị chỉ mức độ nghe của bạn. Sau mỗi lần kiểm tra trên thính lực đồ sẽ hiển thị rõ mức độ của người bệnh để người nhà sẽ chú ý đến sức khỏe và điều chỉnh các chế độ sinh hoạt, giao tiếp sao cho phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Nhiều người bị khiếm thính nhưng lại không biết mình bị khiếm thính và họ chưa hiểu khiếm thính là gì. Đó là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay.

Khi bị mắc bệnh khiếm thính người bệnh sẽ gặp trở ngại rất lớn trong cuộc sống sinh hoạt hay trong công việc của mình. Hiện nay trong nước đã xuất hiện nhiều các biện pháp nhằm hỗ trợ người bị khiếm thính như: Máy trợ thính, mở các lớp dạy học dành cho người khiếm thính… để người bệnh dễ hòa nhập với cuộc sống xung quanh và không bị áp lực về cuộc sống khó khăn của mình.

Các lớp học được rất nhiều người khiếm thính tham gia và đặc biệt phần đông là trẻ em. Khi trẻ được học các lớp dành cho người khiếm thính tại các trung tâm thì đã thấy rõ được các phản hồi tích cực từ người nhà của các bệnh nhân và chính người bệnh đã hiểu được khiếm thính là gì để không còn có cảm giác tự ti về bản thân mình .

Hãy cho trẻ bị khiếm thính đến các trung tâm để cho trẻ làm quen với môi trường và giúp trẻ học tập được các kiến thức như các bạn cùng trang lứa với ngôn ngữ riêng của mình.

Lời kết

Khiếm thính là căn bệnh không nguy hiểm và hoàn toàn có thể phục hồi được. Chỉ cần hiểu được khiếm thính là gì, nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu của bệnh là bạn sẽ đã thể lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị khiếm thính hiệu quả. Nếu bạn hoặc người thân của mình có nguy cơ bị khiếm thính hoặc suy giảm khả năng nghe hãy thăm khám bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt.


Tác giả: Minh Nghiêm