Bệnh khiếm thính có chữa được không? Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mất thính giác?

Bệnh khiếm thính có chữa được không? Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mất thính giác?
Khiếm thính có chữa được không? Làm thế nào để phát hiện khiếm thính? Để giải đáp những thắc mắc này, suckhoehangngay.vn sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin hữu ích trong bài viết sau đây. Các bạn hãy ghi nhớ để nhận biết và khắc phục khi cần thiết nhé.

1. Bị khiếm thính nguyên nhân do đâu?

Theo thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng 5,3% dân số bị khiếm thính. 1/3 trong số đó là những người trên 65 tuổi và họ không được khám chữa định kỳ dẫn đến việc bị khiếm thính vĩnh viễn. Nguyên nhân gây khiếm thính đó là do bẩm sinh, do bị tổn thương, môi trường bên ngoài…

Nhiều người đặt ra câu hỏi khiếm thính có chữa được không? Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay có những thiết bị y tế nhằm hỗ trợ người bị bệnh như máy trợ thính hay phẫu thuật nhằm giảm mức độ bệnh.

Khiếm thính dẫn truyền là do ống tai bị tổn thương hoặc do màng nhĩ bị rách hay tai giữa bị nhiễm trùng dẫn đến việc không thể nghe được âm thanh từ bên ngoài. Khi bị bệnh quai bị, sởi các bệnh liên quan đến việc bị sốt cao có thể bị nhiễm các virus là con đường nhanh nhất để mắc bệnh khiếm thính.

Ảnh 2.

Trên thế giới có khoảng 5,3% dân số bị khiếm thính (Ảnh: Internet)

2. Các dấu hiệu của bệnh khiếm thính

- Né tránh các cuộc nói chuyện.

- Phủ nhận mình bị khiếm thính.

- Tâm trạng thường xuyên thay đổi, tức giận mà không có lý do.

- Tỏ ra mình hiểu biết câu chuyện nhưng lại không làm theo được.

- Luôn yêu cầu đối phương phải nhắc lại lời nói khi giao tiếp.

- Hay thủ thỉ một mình.

- Không thể giao tiếp khi làm việc nhóm, nơi đông người.

- Khi đối phương nói không thể nghe được chỉ đáp lại bằng hành động gật đầu liên tục.

- Chỉ có thể nói chuyện mà không biết đối phương đang nói gì.

- Nói quá to khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Người khiếm thính thường không muốn biết mình bị khiếm thính và khi người khác phát hiện thì họ lại băn khoăn, lo lắng không biết khiếm thính có chữa được không? Các thắc mắc về bệnh cứ loanh quanh trong đầu khiến họ có nguy cơ bị trầm cảm bởi những suy nghĩ như vậy. Ngoài ra, khi bị khiếm thính người bệnh rất từ chối các cuộc giao tiếp hay tức giận và luôn đổ lỗi cho người khác một cách vô lý.

Bệnh khiếm thính không dẫn đến tử vong nhưng lại ảnh hưởng lớn đến bản thân và cuộc sống của người bệnh, nó làm cho bản thân người bệnh cảm thấy tự ti không muốn tiếp xúc với người ngoài và còn nhiều những điều tiêu cực xung quanh.

Ảnh 3.

Tâm trạng của người bị khiếm thính thường xuyên thay đổi, tức giận mà không có lý do (Ảnh: Internet)

3. Bệnh khiếm thính có chữa được không?

Trong y học người ta cũng đặt ra câu hỏi như những người bệnh đó là khiếm thính có chữa được không. Thực chất, hiện nay đã có nhiều biện pháp điều trị bệnh khiếm thính như: đeo máy trợ thính hoặc phẫu thuật tai ngoài, tai giữa, tai trong, dùng thuốc để giảm tình trạng nhiễm trùng tai giữa. Khi người bệnh được áp dụng những biện pháp này thì có khả năng nghe và giao tiếp được với tần số bình thường.

Người bệnh nên chọn cho mình một biện pháp nhằm khắc phục tình trạng hiện tại của mình. Phổ biến hiện nay người ta dùng máy trợ thính cho những bệnh nhân bị khiếm thính nhẹ. Đó là một công nghệ hiện đại, tinh vi có thể điều chỉnh mức độ nghe của người bệnh theo ý muốn của mình mà không tốn quá nhiều chi phí cho một thiết bị hiện đại.

Từ những tìm hiểu trên người bệnh có thể biết được khiếm thính có chữa được không và để tìm cho mình một phương pháp hiệu quả nhất.

Ở Việt Nam, đã có rất nhiều trung tâm dành cho người khiếm thính mở ra nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp cho người bệnh bằng ngôn ngữ, cử chỉ riêng để học tập. Ở đó họ đã hiểu rõ hơn về bệnh khiếm thính được giao tiếp với ngôn ngữ riêng đã được hòa nhập chung với cộng đồng của mình.

Ảnh 4.

Hiện nay đã có nhiều biện pháp điều trị bệnh khiếm thính (Ảnh: Internet)

4. Cách nào để ngăn ngừa hiện tượng mất thính giác?

Bản thân không tự kiểm soát được bệnh nhưng nếu không muốn bị bệnh hay nên phòng chống trước khi mình có dấu hiệu bất thường xảy ra. Thường xuyên chăm sóc đôi tai cẩn thận trước khi quá muộn. Nếu không tự bản thân chăm sóc thì không thể ngăn chặn được các vấn đề liên quan đến bệnh khiếm thính xảy ra với mình.

Các bậc phụ huynh cần lưu ý nếu phát hiện con mình có những dấu hiệu của bệnh khiếm thính mà còn đang nghi ngờ hãy đến gặp bác sĩ trao đổi để biết được tình trạng con mình ở mức độ nào và có những biện pháp phù hợp nhất với từng mức độ gặp phải. Các bậc phụ huynh cũng đã loay hoay tìm hiểu khiếm thính có chữa được không thì hoàn toàn có nên không cần quá lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe của mình nhé.

Khi đến những nơi có âm thanh quá to cần tránh xa không nên tiếp xúc quá gần hoặc bạn nên đeo những thiết bị bảo vệ tai trong những nơi quá ồn ào mà buộc bạn phải tiếp xúc có là những điều cơ bản nhất có thể giúp bạn phòng ngừa được bệnh khiếm thính.

Qua những thông tin trên đây chắc hẳn các bạn đã biết được khiếm thính có chữa được không. Nếu bạn hoặc người thân bị suy giảm thính lực hoặc mất khả năng nghe cần phải thăm khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và chữa bệnh kịp thời.

Tác giả: Minh Nghiêm