Dị vật ở tai có thể gây ù tai hoặc nghe kém

Dị vật ở tai có thể gây ù tai hoặc nghe kém
Rất nhiều nguyên nhân khiến các dị vật lọt vào trong tai. Dị vật ở tai có thể gây nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến thính lực nên tuyệt đối không được chủ quan. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này.

1. Dị vật ở tai là gì?

Dị vật ở tai là hiện tượng có một vật thể lạ vì lí do nào đó mà mắc kẹt tại ống tai. Dị vật đó có thể là côn trùng, các loại hạt đậu nhỉ, đồ chơi nhỏ, bông gạc... Khi có dị vật ở tai thì người lớn có thể cảm thấy khó chịu và phát hiện ra tuy nhiên cũng nhiều tình huống không thể phát hiện. Còn nếu trẻ em bị mắc kẹt các vật thể lạ trong tai thì việc phát hiện rất khó khăn.

Theo cấu tạo của tai sẽ gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Dị vật thường mắc kẹt tại ống tai ngoài do bộ phận này ngay ở ngoài tai nhưng lại cấu tạo nhỏ hẹp. Khi dị vật vào thì khó có thể tự ra. Thậm chí khi phát hiện việc lấy dị vật cũng không đơn giản. Thực tế cho thấy rất nhiều người do muốn tự lấy dị ra ra mà gây tổn thương đến tai và ảnh hưởng thính lực. Còn nếu không lấy ra sẽ gây những biến chứng khôn lường.

Ảnh 2.

Dị vật ở tai là hiện tượng có một vật thể lạ vì lí do nào đó mà mắc kẹt tại ống tai (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị vật ở tai đều do những tai nạn không ngờ như côn trùng bay vào trong tai và mắc kẹt, vô tình để các đồ nhỏ vào trong tai, trẻ con nghịch ngợm vô tình để các vật nhỏ vào tai... Dị vật ở tai là hiện tượng thường gặp phải nhất là những trẻ em trên 9 tháng tuổi.

2. Biểu hiện khi bị dị vật ở tai

Triệu chứng khi có dị vật ở tai không rõ ràng và khác nhau ở mỗi người, mỗi hoàn cảnh và mỗi dị vật. Tuy nhiên, nếu có biểu hiện dưới đây thì bạn cần chú ý và tìm cách xử trí sớm:

- Tai có cảm giác đau, nhức bên trong. Cảm giác đau có thể không rõ ràng do các dị vật gây tổn thương màng nhĩ. Cảm giác đau ngày càng nặng nề và có hiện tượng nhiễm trùng.

- Có cảm giác đau nhói tai rồi hết và lặp lại nhiều lần.

- Khả năng nghe của tai giảm hoặc đột nhiên không nghe thấy.

- Bị ù tai, tai hay có tiếng vo ve giống như tiếng của côn trùng.

- Vùng tai bị đỏ, ngứa.

- Tai bị chảy máu.

- Chóng mặt, đau đầu nhẹ, tai ù nặng.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bị dị vật ở tai mà không gây bất cứ biểu hiện gì.

Ảnh 3.

Triệu chứng khi có dị vật ở tai không rõ ràng và khác nhau ở mỗi người (Ảnh: Internet)

3. Cách xử lý khi bị dị vật ở tai

Rất nhiều người chủ quan khi bị dị vật ở tai thì tự lấy bỏ. Điều này rất nguy hiểm bởi những người bình thường không hiểu cấu trúc ống tai, trong quá trình lấy dị vật có thể gây ra những tổn thương đến tai. Do đó việc xử lý cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.

Tùy vào đặc điểm của dị vật (kích thước, hình dáng, độ cứng mềm) và vị trí dị vật bị kẹt mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hiệu quả. Nếu dị vật nằm ở phần ống tai sụn, chưa đi vào sâu tì bác sĩ có thể dùng ống hút hoặc cây móc, dụng cụ bơm rửa để lấy ra. Trường hợp đó là côn trùng đang sống thì cần nhỏ vào dung dịch glycerin, dầu, chloroform, cồn sau đó lấy ra ngoài.

Với những dị vật có kích thước lớn và kẹt cứng trong ống tai nhưng lại ở trong sâu thì có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ dị vật. Với trẻ em, việc lấy dị vật khó khăn hơn nên có thể cần tiến hàng gây mê, gây tê trong trường hợp bé không hợp tác.

Ngay khi nghi ngờ hoặc phát hiện các dị vật ở tai cần đến ngay các cơ sở y tế được bác sĩ thăm khám và đưa ra cách lấy dị vật trong tai hiệu quả nhất. Bệnh viện, phòng khám có khoa tai mũi họng là chính là lựa chọn tuyệt vời.

Tuyệt đối không tự ý lấy dị vật để tránh tổn thương vùng tai và hạn chế việc dị vật đi sâu vào bên trong. Đối với trẻ, các cha mẹ cần chú ý tránh để bé tiếp xúc với các vật nhỏ và dạy bé không cho các vật nhỏ vào tai.

Bị dị vật ở tai tuy là tai nạn nhỏ nhưng mọi người không được chủ quan. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn đã hiểu hơn về vấn đề này và biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình.

Tác giả: Minh Nghiêm