Nhiệt miệng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiệt miệng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Nhiệt miệng là bệnh phổ biến thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có thể bạn chưa biết nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là gì hoặc làm thế nào để điều trị bệnh nhiệt miệng nhanh chóng nhất. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp giải đáp câu hỏi cho các bạn.

Chắc chắn trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng bị bệnh nhiệt một không dưới một lần. Thậm chí còn có những người thường xuyên bị căn bệnh này làm phiền. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh nhiệt miệng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhiệt miệng là gì, nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu và cách điều trị bệnh nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé.

1. Tìm hiểu bệnh nhiệt miệng

1.1. Bệnh nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là hiện tượng một hay nhiều vết loét nhỏ, màu trắng đục, nông và phát triển ở mô mềm bên trong má hoặc môi, trên nướu và cả dưới lưỡi của người mắc bệnh.

Nhiệt miệng còn có tên gọi là Loét aphthous. Các vết loét của nhiệt miệng kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày là tự lành và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng kéo dài trên 2 tuần thì bạn cần lập tức thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

Nhiệt miệng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiệt miệng là gì? (Ảnh: Internet)

2. Các dạng nhiệt miệng thường gặp

Nhiệt miệng được chia ra làm 3 dạng thường gặp. Vậy 3 dạng thường gặp của nhiệt miệng là gì? 

2.1. Nhiệt miệng thể nhỏ

Nhiệt miệng thể nhỏ là dạng áp tơ miệng thường gặp nhất chiếm đến 80% số người mắc phải. Với dạng nhiệt miệng này thì những tổn thương loét ở rất nông, không gây đau, những nốt nhiệt tách riêng và có đường kính nhỏ chỉ từ dưới 1mm đến 3mm. Số lượng vết nhiệt có thể từ 1 – 5 vết.

Dạng áp cơ thể nhỏ này thường xảy ra ở môi, má và nền miệng gây ra những tổn thương nhỏ nên sẽ thường tự khỏi sau 1 tuần cho đến 10 ngày và không để lại sẹo.

2.2. Nhiệt miệng thể lớn

Dạng áp tơ niêm mạc miệng thể lớn là dạng ít gặp hơn. Khi gặp phải dạng nhiệt miệng này các vết loét thường lớn từ 1cm đến 3cm, vết loét có bờ nổi cao và tập trung thành nhóm gần nhau ở môi, hàm ếch mềm thậm chí là xung quanh họng.

Khi mắc phải nhiệt miệng này người bệnh sẽ chịu những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khi bệnh có thể kéo dài tới 6 tuần, vết lở loét sau khi khỏi sẽ để lại sẹo thậm chí có thể gây những biến chứng như co kéo miệng hầu.

2.3. Nhiệt miệng Herpes

Đây là dạng áp tơ hiếm gặp dù tổn thương không rộng chỉ dưởi 3mm nhưng lại tập trung thành chùm ở một khu nhỏ hay trên diện rộng hơn.

Mỗi loại nhiệt miệng lại có một phương pháp điều trị khác nhau. Hãy tìm hiểu kỹ xem mình đang mắc phải dạng nhiệt miệng nào để tìm được cách điều trị đúng và hiệu quả nhất.

3. Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng thường có những triệu trứng rõ rệt giúp bạn dễ có thể dễ dàng nhận biết bệnh lý của mình đang ở giai đoạn nào. Cùng xem những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất khi mắc nhiệt miệng là gì nhé.

3.1. Biểu hiện bên trong khi bị nhiệt miệng

Khi niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to từ 1mm cho đến 1cm. Những đốm có màu trắng, mọng nước và to dần, sau đó vỡ ra trở thành các vết loét. Những vết loét to dần gây nên những ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống và sinh hoạt cũng như gây ra khó

3.2. Biểu hiện bên ngoài khi bị nhiệt miệng

- Cảm giác ngứa trong miệng khiến trong miệng râm ran đau rát.

- Nhìn thấy một vùng da đỏ khiến bạn cảm thấy đau trong miệng.

- Tìm thấy một hoặc nhiều vết loét nhỏ hình bầu dục, tròn có màu trắng, trắng đục hoặc vàng.

- Những vết lở loét gây khó chịu khi nhai, ăn uống.

- Viêm loét thường gây ra các vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng.

- Viêm cấp gây ra hiện tượng tấy đỏ và đau thậm chí sốt cao, nổi hạch ở góc hàm, ăn uống khó khăn.

Nhiệt miệng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Dấu hiệu và triệu chứng nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân nhiệt miệng là gì? (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, nhiệt miệng còn có một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, tiêu hóa kém, đầy hơi hoặc cơ thể xanh xao, sụt cân không rõ nguyên nhân, nhiệt miệng còn khiến tâm trạng bạn cáu gắt, khó chịu.

4. Nguyên nhân bệnh nhiệt miệng

4.1. Nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng không phụ thuộc vào thể trạng gầy yếu hay béo khỏe mà phụ thuộc một phần vào di truyền gia đình, khi thành viên trong gia đình thường bị nhiệt miệng bạn cũng sẽ có khả năng mắc nhiệt miệng cao hơn.

Theo quan niệm dân gian nhiệt miệng còn bị nóng trong người là do trong đồ ăn có tính nóng còn theo hiện đại thì nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì:

- Do bạn mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm răng,…

- Do nhiễm khuẩn, nhiễm các vius khoang miệng và có phản ứng thành phần hóa học với các loại chất như nước súc miệng hay kem đánh răng,… mà bạn sử dụng.

- Khi gặp phải thức ăn quá nóng khiến niêm mạc miệng bị tổn thương.

- Nhiệt miệng còn xảy ra khi chúng ta thiếu các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như B9, B12 hay các khoáng chất kẽm, sắt,…

- Ngoài ra stress cũng có thể gây nên hiện tượng nhiệt miệng.

5. Những biến chứng dễ mắc phải khi bị nhiệt miệng lâu ngày

5.1. Nhiệt miệng lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm cấp

Tình trạng viêm cấp ở nhiệt miệng là gì, đây là khi người bệnh không thực hiện việc kiêng khi ăn uống những đồ ăn thức uống có tính quá cay nóng như ớt, gừng, tỏi hay các lại quả có axit như chênh thì lâu ngày các vết loét nhiệt sẽ trở nên nặng hơn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm mãn tính.

Để tránh hiện tượng viêm loét kéo dài lâu cần tránh gây tổn thương thêm ở vết loét cũ khi ăn uống hay tiếp xúc nghỉ ngơi điều độ tránh ăn nhiều các chất chua cay.

Trong trường hợp loét nhẹ nhưng bạn vẫn cần dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ sung vitamin B tăng cường sức đề kháng và làm giảm cơn đau khi bị nhiệt miệng.

5.2. Nhiễm trùng nặng dẫn đến áp xe miệng

Nhiễm trùng nặng dẫn đến áp xe miệng ở nhiệt miệng là gì, hiện tượng này có thể tự khỏi sau 1 tuần đến 12 ngày nhưng nếu chủ quan trong quá trình điều trị và điều trị sai cách không những bệnh không khỏi mà còn nhiễm trùng nặng dẫn đến áp xe miệng. Biểu hiện khi các vết loét gây ra hiện tượng sưng viêm tấy lan ra cả lưỡi, má hàm.

Khi bị áp xe miệng người bệnh sẽ bị suy nhược toàn cơ thể kèm sốt cao, mạch nhanh, môi khô, lưỡi bẩn,…

Ngoài ra, hiện tượng loét lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu tiềm tàng của những căn bệnh nguy hiểm như ung thư lưỡi.

6. Điều trị bệnh nhiệt miệng

6.1. Những phương pháp điều trị bệnh nhiệt miệng là gì?

Điều trị nhiệt miệng là gì, có cần thiết hay không? Vốn dĩ nhiệt miệng bình thường sẽ tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau quá mức bạn có thể thực hiện một số biện pháp điều trị như sau:

- Súc miệng để rửa sạch vi khuẩn. Súc miệng hoặc bạn có thể ngâm nước muối loãng trong miệng một lúc vì nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét khiến cho vết loét lành lại.

- Chườm đá: Khi vết loét khiến bạn đau bạn có thể đặt một viên đá nhỏ lên vết nhiệt, hành động này có thể giúp làm dịu cơn đau, chống viêm.

- Tránh ăn các đồ cay nóng để không làm tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn.

- Túi lọc trà, sau khi sử dụng túi lọc trà bạn có thể giữ lại để đắp vào vết loét do nhiệt miệng gây ra, chất tannin trong trà có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm viêm.

- Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B6, B9, B12, kẽm, sắt,…

- Sử dụng một số dạng thuốc bôi nhiệt miệng dạng mỡ như Benzocaine, fluocinonide hay hydrogen peroxide.

- Thuốc dạng súc miệng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng như corticosteroid (dexamethasone).

- Thuốc trị nhiệt miệng dạng súc miệng corticosteroid (dexamethasone).

7. Phòng tránh bệnh nhiệt miệng

7.1. Những biện pháp phòng tránh bệnh nhiệt miệng là gì?

- Hạn chế ăn các chất cay nóng, việc đó không chỉ khiến bạn bị nhiệt mà còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố.

- Không nên uống các loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và các chất có cồn như rượu bia.

- Tăng cường các thực phẩm mát, giải nhiệt tốt có thể làm mát gan giúp cơ thể thanh nhiệt.

- Uống đủ nước hàng ngày để lượng nước được cung cấp sẽ giúp giải tỏa nhiệt trong cơ thể.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên sử dụng nước muối loãng để súc miệng.

8. Một số hình ảnh bệnh nhiệt miệng

Một số hình ảnh dưới đây sẽ cho bạn nhìn thấy chính xác những dấu hiệu xuất hiện khi bạn mắc nhiệt miệng.

nhiet-mieng-1

Hình ảnh nhiệt miệng ở lưỡi (ảnh:bị nhiệt miệng uống thuốc gì Internet)

Nhiệt miệng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hình ảnh nhiệt miệng ở môi (ảnh: Internet)

Nhiệt miệng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bị nhiệt miệng uống thuốc gì? - Hình ảnh nhiệt miệng nặng (Ảnh: Internet)

Nhiệt miệng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hình ảnh nhiệt miệng ở người lớn - nhiệt miệng thường xuyên là bệnh gì? (Ảnh: internet)

Tóm lại

Nhiệt miệng là hiện tượng thường xảy ra trong cuộc sống, bệnh có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Nhưng nhiệt miệng gây những khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy việc hiểu rõ nguyên nhân bị nhiệt miệng là gì, biện pháp phòng tránh và đưa ra phương pháp chữa trị hợp lý, kịp thời sẽ khiến bạn nhanh chóng khỏi bệnh là điều vô cùng cần thiết.


Tác giả: Nắng Mai