Bệnh khiếm thính và những điều cần biết của bệnh khiến thính

Bệnh khiếm thính và những điều cần biết của bệnh khiến thính
Bệnh khiếm thính gây cản trở nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Theo thống kê trên thế giới có khoảng 5,3% dân số bị khiếm thính.

5,3% dân số thế giới bị khiếm thính. Một số do bẩm sinh, những người còn lại do các tác động từ cuộc sống. Ngày nay, có những thiết bị y tế, phẫu thuật và máy trợ thính để hỗ trợ họ. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 trong số những người trên 65 tuổi bị mất thính giác. Hầu hết do trong thời gian mất thính giác họ không được khám và điều trị. Đây là loại phổ biến nhất của việc khiếm thính vĩnh viễn.

Trong khiếm thính dẫn truyền, tai ngoài hoặc tai giữa không tiếp nhận được âm thanh. Khiếm thính dẫn truyền có thể do ống tai bị ảnh hưởng, màng nhĩ bị rách do chấn thương hoặc nhiễm trùng tai giữa. Tai trong là đối tượng lây nhiễm các loại virus bao gồm bệnh quai bị, sởi hoặc bất kỳ bệnh kèm theo sốt rất cao dẫn đến khiếm thính.

1. Bệnh khiếm thính là gì?

Bệnh khiếm thính và những điều cần biết của bệnh khiến thính - Ảnh 1.

Khiếm thính còn gọi là điếc

Khiếm thính là tình trạng một người hay một động vật có thính giác kém hơn so với đồng loại. Bệnh do nhiều yếu tố khác nhau cấu tạo thành bao gồm tuổi tác, bệnh tật, tiếng ồn, hóa chất và cả các chấn thương vật lý.

Trong quan niệm dân gian thì khiếm thính được gọi là "điếc", thường được hiểu là bị mất tri giác hoàn toàn hoặc không nghe được chính xác, hay không nghe rõ tại tần số bình thường.

Còn đối với y học thì lại quan niệm, người bị bệnh khiếm thính thì tai bị suy giảm một phần hoặc mất hoàn toàn sức nghe. Theo Tổ chức y tế Thế giới, nếu độ mất thính lực trung bình từ 50dB trở lên, hoặc nói theo một cách khác thì là tai không nghe được trọn vẹn câu nói (nói chuyện bình thường) trong phạm vi khoảng cách một mét được coi là bị khiếm thính. 

2. Phân loại khiếm thính

- Phân loại khiếm thính theo vị trí tổn thương, gồm có bốn loại:

+ Khiếm thính tiếp nhận: là do bị tổn thương tai ngoài và tai giữa.

+ Khiếm thính dẫn truyền: do tổn thương tai trong.

Bệnh khiếm thính và những điều cần biết của bệnh khiến thính - Ảnh 2.

Theo vị trí tổn thương khiếm thính tiếp nhận là do tổn thương tai ngoài

+ Khiếm thính hỗn hợp: bị tổn thương cả tai ngoài, tai trong và cả tai giữa.

+ Khiếm thính trung ương: bị tổn thương dây thần kinh số 8 hay tổn thương ở não.

- Phân loại khiếm thính theo cường độ âm thanh:

+ Nghe kém nhẹ: Không thể nghe được tiếng nói thầm. rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn.

+ Nghe kém trung bình: Không nghe được tiếng nói thầm và cả tiếng nói thường. Rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn.

+ Nghe kém nặng: Không thể nghe được cả tiếng nói lớn. Các cuộc nói chuyện được thực hiện vô cùng khó khăn và với rất nhiều nỗ lực mới có thể duy trì được cuộc trò chuyện.

+ Nghe kém sâu: Không nghe được tiếng nói lớn, ngay cả khi hét sát vào tai. Nếu như không sử dụng thiết bị trợ thính thì không thể giao tiếp.

Bệnh khiếm thính và những điều cần biết của bệnh khiến thính - Ảnh 3.

Không thể nghe được tiếng nói thì thầm là tình trạng nghe kém nhẹ

3. Các triệu chứng của bệnh khiếm thính

- Tránh các tình huống giao tiếp

- Nói rằng bạn hiểu điều gì đó nhưng bạn không làm theo

- Từ chối thừa nhận bạn bị khiếm thính

- Liên tục tức giận

- Liên tục nói chuyện mà không cần phải lắng nghe

- Chỉ gật đầu với tất cả những câu nói

- Nói nhỏ một mình

- Thường yêu cầu người khác nói lại

- Khó khăn trong việc tương tác nhóm

- Thường bị phản ánh rằng mình nói quá to

Bệnh khiếm thính và những điều cần biết của bệnh khiến thính - Ảnh 4.

Người bệnh khiếm thính có biểu hiện luôn tránh các tình huống giao tiếp

4. Cách điều trị khiếm thính

Các biện pháp điều trị khiếm thính như: dùng thuốc, trong những trường hợp nhiễm trùng gây ra mất thính lực; phẫu thuật để chữa tai ngoài, tai giữa và các vấn đề màng nhĩ; dùng máy trợ thính giúp người khiếm thính có thể nghe và giao tiếp.

Máy trợ thính là thiết bị trị liệu hiệu quả cho 90% các trường hợp khiếm thính nhẹ. Máy trợ thính là thiết bị rất tinh vi, phản ánh một sự tiến bộ về kỹ thuật, truyền thông và công nghệ điện tử. Hiện nay trên thị trường có một số thiết bị trợ thính có thể lập trình theo ý muốn.

Bước đầu tiên là người khiếm thính nên chọn một loại máy trợ thính phù hợp. Họ không nên ngần ngại đặt câu hỏi về tính hiệu quả của thiết bị, cách sử dụng...


Tác giả: Lan Dương