Tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Tai biến mạch máu não, hay phổ biến hơn là đột quỵ, là tình trạng xảy ra khi lưu lượng máu nuôi não đột ngột giảm mạnh.

Tai biến mạch máu não gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là khả năng phục hồi sau đột quỵ là vô cùng thấp.

1. Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não (CBA) là thuật ngữ y khoa của đột quỵ. Nó xảy ra khi việc cung cấp máu cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm hẳn lượng máu, khiến mất đi các mô não chứa oxy và dinh dưỡng. Do đó, chỉ trong một vài phút ngắn ngủi, các tế bào não bắt đầu chết dần.

Đây là một trường hợp y tế cần được cấp cứu ngay lập tức. Việc điều trị kịp thời là rất quan trọng. Hành động sớm có thể giảm thiểu tổn thương não và các biến chứng tiềm ẩn.

Tin tốt là các trường hợp đột quỵ do tai biến có thể được điều trị và ngăn ngừa. Số lượng người tử vong do tình trạng này đang giảm đi đáng kể.

2. Các loại tai biến mạch máu não

Có hai loại tai biến chính xảy ra với mạch máu não, đó là:

- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ, tắc nghẽn mạch máu

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra phổ biến nhất, khi một hoặc nhiều cục máu đông chặn mạch máu, ngăn máu và oxy tiếp cận não. Có hai cách để chúng diễn ra:

- Đột quỵ xuất huyết: Khi cục máu đông hình thành trong cơ thể và di chuyển đến mạch máu trong não.

- Đột quỵ huyết khối: Khi cục máu đông hình thành ngay trong não bộ.

Trường hợp tai biến do thiếu máu cục bộ, tắc nghẽn mạch máu não có thể cấp cứu 4-5 tiếng sau khi xuất hiện tai biến, nhưng người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt để giảm thiếu các di chứng ảnh hưởng về sau. 

tai biến mạch máu não

Tắc nghẽn mạch máu.

Đọc thêm:

Những hiểu lầm về đột quỵ não có thể khiến bạn điều trị sai cách

Bị đột quỵ có chữa được không?

- Đột quỵ do xuất huyết khi vỡ mạch máu

Cơn đột quỵ này xuất hiện khi mạch máu bị vỡ, xuất huyết và ngăn ngừa máu tới não. Xuất huyết có thể xảy ra ở bất kì mạch máu nào trong não hoặc trong màng bao quanh não.

Trường hợp tai biến do xuất huyết não, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức vì thời gian cấp cứu chỉ được tính bằng phút. 

3. Triệu chứng tai biến mạch máu não

Theo dõi sát sao các dấu hiệu và triệu chứng tai biến mạch máu não này nếu bạn nghĩ bản thân bạn hoặc người xung quanh có thể mắc phải. Chú ý đặc biệt ngay từ khi chúng mới xuất hiện, bởi triệu chứng kéo dài càng lâu thì càng khó điều trị.

triệu chứng tai biến

Cần phải theo dõi sát sao các triệu chứng tai biến. (Ảnh: Internet)

- Gặp khó khăn khi nghe nói hoặc nhận biết: Bạn sẽ bị bối rối khi nói năng, lắng nghe hoặc nhận biết vấn đề đang xảy ra xung quanh.

- Tê liệt ở mặt, chân hoặc tay: Các chi yếu dần hoặc tê liệt đột ngột, thường xảy ra ở 1 bên cơ thể. Những lúc như vậy, hãy cố gắng giơ cả hai tay lên đầu cùng một lúc. Nếu một cánh tay rơi xuống, bạn có thể bị đột quỵ. Ngoài ra, một bên miệng sẽ không nâng lên khi bạn mỉm cười.

- Gặp khó khăn khi nhìn (bằng cả 1 hoặc 2 mắt): Thị lực giảm đột ngột hoặc hoa mắt, xuất hiện nhiều hình ảnh trùng lặp hay ảo giác là dấu hiệu của tai biến mạch máu não.

- Đau đầu: Đau đầu đột ngột, dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hay thay đổi ý thức cho thấy bạn đang gặp tai biến.

- Gặp khó khăn khi đi bộ: Bạn sẽ vấp ngã, chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc các cử động không phối hợp ăn ý.

- Nói lắp: đây cũng là một trong những triệu chứng tai biến rất đặc trưng. Trước khi xảy ra tai biến, các cục máu đông sẽ làm cản trở quá trình lưu thông ở một phần não bộ, do đó ảnh hưởng đến việc não điểu khiển khả năng giao tiếp và khả năng nói. Vì thế, người bệnh sẽ có dấu hiệu nói lắp, nói không rõ lời, nói khó hiểu và không nói được câu dài. 

- Dáng đi bất thường: Dấu hiệu tai biến tiếp theo mà người bệnh có thể gặp phải là khó khăn trong việc đi lại, dáng đi bất thường. 

- Khó thở: Người bệnh sẽ có thể thấy khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh. 

4. Nguyên nhân tai biến mạch máu não

Khoảng 80% các cơn tai biến mạch máu não xảy ra do đột quỵ thiếu máu cục bộ. Chúng hình thành khi các động mạch tới não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu nghiêm trọng. Các loại đột quỵ thiếu máu cục bộ phổ biến nhất gây ra tai biến mạch máu não là:

4.1. Đột quỵ do huyết khối

Xảy ra khi một cục máu đông hình thành ở một trong các động mạch cung cấp máu cho não. Máu đông được tạo ra bởi các mảng bám béo tích tụ trong động mạch và làm giảm lưu lượng máu (xơ vữa động mạch) hoặc các tình trạng khác cho động mạch.

4.2. Đột quỵ do xuất huyết

Xảy ra khi một mạch máu rong não bị xuất huyết hoặc vỡ. Xuất huyết não có thể do nhiều tình trạng ảnh hưởng đến mạch máu, bao gồm:

- Tăng huyết áp không kiểm soát;

- Sử dụng quá liều thuốc chống đông máu;

- Chứng phình động mạch;

- Động mạch dị dạng.

Các loại đột quỵ do xuất huyết là:

- Xuất huyết nội sọ: Vỡ mạch máu trong não, khiến máu tràn vào mô não và khu vực xung quanh, làm tổn thương các tế bào não, khiến chúng bị thiếu máu và hư hại.

- Xuất huyết dưới màng nhện: Động mạch trên hoặc gần bề mặt não vỡ ra, tràn vào khoảng trống giữa bề mặt não và sọ. Tình trạng này thường xảy ra do sự bùng nổ của chứng phình động mạch. Sau khi xuất huyết, các mạch máu có thể mở rộng hoặc thu hẹp thất thường, gây tổn thương tế bào não bằng cách hạn chế lưu lượng máu.

triệu chứng tai biến mạch máu não

Khoảng 80% các cơn tai biến mạch máu não xảy ra do đột quỵ thiếu máu cục bộ. (Ảnh: Internet)

4.3. Thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA)

Đôi khi nó được gọi là "cơn đột quỵ nhỏ", là một khoảng thời gian xuất hiện tạm thời các riệu chứng tương tự như khi bạn bị đột quỵ. Nguyên nhân chính gây ra TIA là việc giảm lượng máu cung cấp tạm thời, kéo dài trong ít nhất 5 phút.

5. Cách xử lý khi có dấu hiệu tai biến mạch máu não

Khi phát hiện thấy 2-3 triệu chứng tai biến kể trên, việc đầu tiên bạn cần làm là gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt vì thời gian cấp cứu của bệnh nhân chỉ được tính bằng phút. 

Trong lúc đợi xe cấp cứu, bạn có thể thực hiện một số bước sau để sơ cứu cho bệnh nhân:

- Quan sát các biển hiện của bệnh nhân để cung cấp thông tin cho nhân viên y tế

- Nới lỏng quần áo người bệnh

- Đặt người bệnh ở nơi thoáng mát, đầu kê cao khoảng 30 độ

- Để người bệnh hít thở sâu và chậm rãi

- Trường hợp người bệnh nôn, cân để đầu người bệnh nghiêng sang một bên, tránh để dịch nôn sộc vào mũi, khiến bệnh nhân khó thở

- Nếu người bệnh co giật, cần lấy khăn vải quấn quanh một que dài rồi để vào giữa hai hàm răng của người bệnh. Cách làm này sẽ giúp người bệnh không cắn vào lưỡi trong quá trình co giật. 

6. Điều trị tai biến mạch máu não

6.1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán tình trạng này, các bác sĩ sẽ sử dụng những công cụ chuyên dụng để kiểm tra toàn thân, kiểm tra sức mạnh, phản xạ, thị lực, ngôn ngữ và giác quan của bạn.

Tiếp đó là kiếm tra âm thanh trong mạch máu ở cổ, cho biết lưu lượng máu bất thường.

Cuối cùng là kiểm tra huyết áp, nếu quá cao tức là bạn đã bị tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, một số thủ tục khác cũng được áp dụng để chẩn đoán nguyên nhân và xác định vị trí gây đột quỵ như:

- Xét nghiệm máu;

- Chụp động mạch;

- Siêu âm động mạch cảnh;

- Chụp CT;

- Chụp MRI;

- Siêu âm tim;

- Điện tâm đồ.

6.2. Điều trị

Điều trị tai biến mạch máu não phụ thuộc vào loại đột quỵ xảy ra, ví dụ như mục tiêu điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ là khôi phục lại lưu lượng máu, điều trị đột quỵ do xuất huyết là kiểm soát sự chảy máu.

- Đột quỵ thiếu máu cục bộ:

+ Sử dụng thuốc đông máu/ loãng máu;

+ Sử dụng aspirin để ngăn ngừa đột quỵ lần tiếp theo;

+ Tiêm thuốc vào não;

+ Loại bỏ tắc nghẽn bằng thủ thuật.

- Đột quỵ xuất huyết:

+ Sử dụng thuốc làm giảm áp lực trong não;

+ Phẫu thuật để loại bỏ máu dư thừa;

+ Phẫu thuật để sửa chữa mạch máu bị vỡ.

6.3. Phục hồi

Thời gian phục hồi thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng khi đột quỵ. Bệnh nhân có thể phải tham gia phục hồi chức năng, bao gồm liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp vật lí trị liệu, làm việc với nhà thần kinh học hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe đặc biệt.

Triển vọng dài hạn sau một cơn đột quỵ phụ thuộc vào một vài yếu tố:

- Loại đột quỵ;

- Phần trăm thiệt hại của bộ não;

- Thời gian được can thiệp y tế;

- Sức khỏe tổng thể.

Triển vọng dài hạn sau đột quỵ thiếu máu cục bộ thường tốt hơn sau khi bị đột quỵ do xuất huyết.

Các biến chứng thường gặp do tai biến mạch máu não bao gồm gặp khó khăn trong việc nói, nhai nuốt, di chuyển hoặc suy nghĩ. Chúng sẽ cải thiện qua nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm sau khi bị đột quỵ.

dấu hiệu tai biến mạch mãu não

hời gian phục hồi thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng khi đột quỵ. (Ảnh: Internet)

7. Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này, bao gồm tiểu đường, rung âm nhĩ và huyết áp cao.

Tương ứng như vậy, cũng có nhiều biện pháp bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa đột quỵ. Các biện pháp này có chức năng tương tự để ngăn ngừa bệnh tim. Dưới đây là một số cách để giảm rủi ro mắc tai biến mạch máu não dành cho bạn:

- Duy trì huyết áp khỏe mạnh;

- Hạn chế chất béo bão hòa và lượng cholesterol hấp thụ;

- Không hút thuốc và uống rượu;

- Kiểm soát bệnh tiểu đường;

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh;

- Tập thể dục thường xuyên;

- Chế độ ăn nhiều rau củ và trái cây;

- Sử dụng thuốc kê toa có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ nếu bạn cảm thấy mình đang có nguy cơ.

Tác giả: KP