8 hiểu lầm về đột quỵ não có thể khiến bạn điều trị căn bệnh này sai cách

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nhi - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E
8 hiểu lầm về đột quỵ não có thể khiến bạn điều trị căn bệnh này sai cách
Trong những năm gần đây, số lượng người bệnh bị đột quỵ có xu hướng gia tăng từ 1,7 – 2,5%. Trước căn bệnh vô cùng nguy hiểm này, vẫn có những quan niệm rất sai lầm về đột quỵ não.

Mặc dù đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm ở Mỹ và là nguyên nhân hàng đầu gây ra những khuyết tật ở người trưởng thành, nhưng có rất nhiều hiểu lầm về đột quỵ não mà mọi người cần biết để tránh những sai lầm đáng tiếc.

1. Hiểu lầm về đột quỵ não rằng chúng ta không thể ngăn ngừa đột quỵ

Sự thật là chúng ta có thể ngăn chặn tới 80 phần trăm đột quỵ. Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ một cách đáng kể. 

2. Không có cách điều trị đột quỵ não

Đây là một hiểu lầm tai hại có thể gây nguy hiểm cho người mắc bệnh. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu đột quỵ não nào, hãy gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế ngay lập tức. Việc điều trị có thể bắt đấu ớm hơn và khả năng hồi phục sẽ cao hơn.

3.  Đột quỵ chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi

Đột quỵ não không chỉ xảy ra và ảnh hưởng tới người cao tuổi. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai vào bất cứ lúc nào. Mặc dù những người lớn tuổi có nhiều nguy cơ bị đột quỵ hơn, nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở cả thanh niên, trẻ em và trẻ sơ sinh. 

4. Đột quỵ xảy ra ở tim

Đột quỵ hoàn toàn không xảy ra ở tim,  mà nó chính là 1 dạng "trụy não". Đột quỵ xảy ra khi máu cung cấp đến một phần của não bị ngăn chặn lại, hoặc khi trong não có mạch máu bị vỡ làm cho máu tràn vào khoảng không xung quanh của các tế bào não.

5. Phục hồi chỉ mất vài tháng đầu sau đột quỵ 

Thực tế là phục hồi đột quỵ là một quá trình lâu dài, có thể kéo dài tới suốt đời.

6. Đột quỵ rất hiếm khi xảy ra

Tại nước Anh, đột quỵ rất nguy hiểm, là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao sau bệnh tim và ung thư. Đột quỵ cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 ở Hoa Kỳ.

7. Đột quỵ não không phải là bệnh di truyền

Nếu tiền sử gia đình bị đột quỵ thì sẽ tăng cơ hội bị đột quỵ. Và tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn so với những gia đình chưa có người bị đột quỵ.

8. Nếu các triệu chứng đột quỵ biến mất, bạn không cần phải đi khám bác sĩ

Những triệu chứng và dấu hiệu đột quỵ có thể khác nhau từ người này sang người khác, nhưng thường diễn ra một cách đột ngột. Những phần khác nhau của não bộ sẽ kiểm soát các bộ phận khác nhau của cơ thể, vì thế, những triệu chứng của bệnh xuất hiện ra sao còn phụ thuộc vào phần não bộ nào bị đột quỵ.

Các triệu chứng đột quỵ tạm thời được gọi là các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Chúng là những dấu hiệu cảnh báo trước khi xảy ra đột quỵ thực sự và cần được chú ý điều trị nghiêm túc.

Mặc dù xảy ra một cách đột ngột nhưng căn cứ vào một số dấu hiệu, có thể nhận biết trước cơn đột quỵ, đó là khuôn mặt người bệnh bị méo hoặc mặt chưa méo nhưng bị mất cân đối. Đôi khi, người bệnh chỉ có cảm giác tê, cứng nửa mặt hoặc 1/4 mặt bên dưới, thường gặp khó khăn trong việc nâng cánh tay hoặc nâng chân, nói lắp bắp, những câu nói bị cắt xén…

Một số yếu tố rủi ro cũng có thể làm tăng khả năng bị đột quỵ. Nếu bạn đã xác định được các yếu tố rủi ro của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để giảm rủi ro.

Ngăng ngừa khả năng bị đột quỵ bằng những cách sau:

- Giảm nguy cơ đột quỵ của bạn thông qua thay đổi lối sống và sử dụng thuốc nếu cần thiết.

- Học các cách nhận biết dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ bằng cách ghi nhớ. 

- Nhanh chóng phản ứng lại với các dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ và gọi cấp cứu để tăng khả năng sinh sống. 


Tác giả: HNL