Lưỡi trắng là tình trạng bất kỳ khu vực nào của lưỡi bị phù một lớp màu trắng xám ở bên trên khiến nhiều người lo lắng, không biết đây là bệnh gì.
Thực tế, lưỡi trắng không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng vô hại. Tuy vậy, ở một số trường hợp, lưỡi trắng lại là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng.
Một số nguyên nhân gây lưỡi trắng bao gồm:
- Vệ sinh miệng không sạch sẽ sau khi ăn uống là một trong những nguyên nhân khiến các mảng bám. Thói quen này kéo dài là điều kiện tốt cho các vi khuẩn tụ trên lưỡi và hình thành hiện tượng lưỡi trắng.
- Cơ thể bị thiếu nước trầm trọng cũng có thể là căn nguyên gây nên tình trạng lưỡi trắng. Đây được coi là một phản ứng hết sức bình thường của các tế bào ở lưỡi do bị thiếu nước.
- Liken phẳng ở miệng: đây là tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến miệng, gây ra các mảng da dày, trắng trong lưỡi và miệng. Những mảng trắng này có thể đi kèm với các triệu chứng khác như đau hoặc loét má và nướu.
- Lưỡi trắng còn có thể do bị bệnh về gan: Những bất thường trong về gan khiến khả năng đào thải độc tố giảm. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lưỡi trắng.
Lưỡi trắng có thể xuất phát từ nguyên nhân đơn giản hoặc từ các dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm (Ảnh: Internet)
Đọc thêm:
Các cách giúp làm sạch lưỡi bị trắng tại nhà
Đoán bệnh qua hình dáng và màu sắc của lưỡi
- Chứng bạch sản: Đây là một loại bệnh da liễu hoặc có thể ung thư. Hiện tượng này có thể gây lưỡi trắng nhưng không tìm thấy các cặn bợn trên lưỡi mà do bản thân màu sắc của lưỡi chuyển hóa. Đây là căn bệnh nguy hiểm nên cần điều trị sớm.
- Nấm miệng: Khi bị lưỡi trắng, kèm theo các vết loét đỏ trên lưỡi có thể bạn đã bị nấm miệng. Căn bệnh này do môi trường trong khoang miệng mất cân bằng, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và phát triển. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị sớm để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bệnh giang mai: Giang cũng được coi là một nguyên nhân gây lưỡi trắng. Bệnh giang mai nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều mảng trắng ở lưỡi và các vết loét ở trong miệng.
Các nguyên nhân gây lưỡi trắng khác gồm: thói quen hút nhiều thuốc lá, rối loạn viêm mãn tính, ung thư miệng, lưỡi.
Hãy vệ sinh răng miệng và lưỡi sạch sẽ mỗi ngày để hạn chế bị lưỡi trắng (Ảnh: Internet)
Thông thường, triệu chứng lưỡi trắng sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị. Bạn cũng có thể dùng bàn chải đánh răng mềm hoặc sử dụng dụng cụ cạo lưỡi nhẹ nhàng loại bỏ lớp phủ màu trắng trên bề mặt lưỡi. Bên cạnh đó, thói quen uống nhiều nước cũng giúp bạn loại bỏ vi khuẩn và các mảnh vụn ra khỏi miệng.
Nếu tình trạng lưỡi trắng không tự hết, dựa vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau:
- Nấm miệng: nếu trắng lưỡi do nấm miệng thì bạn sẽ được điều trị bằng thuốc chống nấm. Thuốc có nhiều dạng bào chế bao gồm: viên ngâm, thuốc viên, gen hoặc chất lỏng bôi lên miệng.
- Bệnh bạch cầu: bạn cần thường xuyên đến gặp nha sĩ nếu tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Để loại bỏ các mảng trắng, bạn cần bỏ thói quen hút thuốc, giảm lượng tiêu thụ rượu.
- Liken phẳng ở miệng: tình trạng lưỡi trắng do liken phẳng ở miệng thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng lưỡi trắng trở nên nghiêm trọng hơn, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc gồm nước súc miệng làm từ thuốc steroid hòa tan trong nước hoặc toa thuốc xịt steriod.
- Bệnh giang mai: để điều trị, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng penicillin. Loại kháng sinh này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh giang mai. Nếu bạn bị giang mai trong thời gian nhiều hơn 1 năm, có thể bạn sẽ phải dùng nhiều hơn 1 liều kháng sinh.
1. Dùng baking soda: Cho một ít baking soda vào bản chái đánh răng và chà lưỡi, nướu và răng. Cách này có thể làm giảm vi khuẩn gây ra lưỡi trắng.
Lý do là baking soda có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại thường gây nhiễm trùng trong miệng như Candida và Streptococcus.
2. Dùng probiotic: Probiotic không chỉ là chuẩn vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa mà còn là chủng vi khuẩn mang lại nhiều lợi ích cho miệng và lưỡi. Probiotic giúp làm cân bằng môi trường trong miệng, chống lại các loại nấm men truyền nhiễm và các chủng vi khuẩn xấu khác, giúp làm giảm tình trạng lưỡi trắng.
3. Ăn tỏi sống: Các hợp chất trong tỏi có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc chống lại nhiễm trùng do Candida gây ra.
Để sử dụng, bạn có thể ăn một tép tỏi sống hoặc cắt nhỏ ăn cùng với dầu oliu.
4. Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng giúp làm giảm nguy cơ bị lưỡi trắng. Do đó, bạn cần đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa khi cần.
5. Vệ sinh lưỡi: Dùng dụng cụ cạo lưỡi cào nhẹ từ sau ra trước giúp làm giảm và loại bỏ vi khuẩn, mảng vụn tồn tại trong miệng. Bạn cũng có thể dùng bàn chải đánh răng có mặt chải lưỡi để nhẹ nhàng làm sạch lưỡi.