Hội chứng "Trái tim tan vỡ" là một bệnh lý nguy hiểm khi có thể "cướp" đi tính mạng của người bệnh. Vậy hội chứng "Trái tim tan vỡ" là gì? Và làm thế nào để phòng ngừa hội chứng "Trái tim tan vỡ"?
Hội chứng "Trái tim tan vỡ" (có tên tiếng Anh là "broken heart) là tình trạng căng thẳng cơ tim cấp tốc sau khi bị kích thích mạnh về tâm lý và tình cảm. Hội chứng này có thể tự hết sau vài ngày, nhưng cũng có thể diễn tiến nặng dẫn tới tử vong nếu người bệnh có những bệnh lý mãn tính về tim mạch như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành đã đặt stent,...
Hội chứng "Trái tim tan vỡ" thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Những người nhạy cảm, dễ bị tổn thương cũng là những đối tượng của hội chứng này.
Hội chứng "Trái tim tan vỡ" xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới (Nguồn: internet).
Về triệu chứng, hội chứng "Trái tim tan vỡ" có các hội chứng cơ bản như đau thắt ngực trái, có cảm giác trái tim bị bóp ép, kèm theo tình trạng khó thở, mệt vã mồ hôi hoặc thậm chí là ngất. Những triệu chứng này có thể giảm khi người bệnh được nghỉ ngơi nhưng cũng có thể tái phát nhồi máu cơ tim cấp nếu người bệnh mắc các bệnh lý như tăng huyết áp hay thiếu máu cơ tim,...
Cho tới hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân của hội chứng "Trái tim tan vỡ", nhưng một số giả thuyết cho rằng sự đột biến lượng hoóc môn adrenaline chính là nguyên nhân gây ra hội chứng này.
Yếu tố stress cũng là nhân tố đóng vai trò quan trọng. Khi phải nhận một tin buồn, mất mát, mỗi sự thất vọng nào đó, bị chấn động mạnh về tâm lý, hay bất cứ nhân tố tác động bất ngờ nào xảy đến khi cơ thể chưa chuẩn bị sẵn sàng đối mặt đều có thể gây ra hội chứng này. Khi đó, não bộ sẽ phản ứng "tiêu cực", do giải phóng một lượng đáng kể những hormones Norépinephrine, Dopamin, Adrenalin, và những hormones này tấn công trái tim. Ngoài ra, catecholamine cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim gây ra những triệu chứng như cơn đau thắt ngực, khó thở, chóng mặt.
Ngoài ra, những kích động về mặt tâm lý, tình cảm cũng khiến lượng catecholamin trong cơ thể được tiết ra nhiều hơn, dẫn tới tim đập nhanh khiến co thắt mạch máu, gây ra bệnh động mạch vành.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị dị ứng nghiêm trọng, thuốc điều trị hen hay thuốc điều trị các vấn đề thần kinh, trầm cảm, điều trị tuyến giáp như Epinephrine, Duloxetine, Levothyroxin,... cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng này.
Vậy để đề phòng cũng giảm nguy cơ mắc hội chứng này, bạn cần phải luyện tập thể dục thường xuyên, tập yoga, thiền để có thể kiểm soát cảm xúc. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện và có thể điều trị kịp thời các bệnh lý tim mạch.
Yoga là một trong những cách phòng ngừa hội chứng "Trái tim tan vỡ" hiệu quả (Nguồn: internet).