Thuốc tẩy giun được biết đến là con dao hai lưỡi, mặt tích cực nó sẽ giúp bạn tiêu diệt bệnh, nhưng mặt tiêu cực là nó có tác dụng phụ đối với cơ thể như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nhức đầu chóng mặt, nổi mẩn…
Uống thuốc tẩy giun đúng cách sẽ giúp bạn tránh được những tác hại do thuốc tẩy giun gây ra đối cơ thể như các bệnh về tiêu hóa hay đường ruột.
Uống thuốc tẩy giun đúng cách sẽ bảo vệ bạn khỏi những tác hại của nó (Ảnh: internet)
Uống thuốc tẩy giun đúng cách là việc làm cần thiết để tránh khỏi những biến chứng, cũng như đề phòng tái phát lần sau. Những đối tượng khác nhau sẽ có những cách uống thuốc khác nhau và lưu ý khác nhau.
Những trường hợp không nên sử dụng thuốc tẩy giun là:
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi
- Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các hoạt chất benzinidazole hoặc một trong các thành phần khác của thuốc tẩy giun
- Bệnh nhân bị suy gan
- Nhiễm độc tủy xương.
- Đặc biệt, sau khi uống thuốc ít nhất một tháng cũng không nên có thai bởi thuốc có thể gây hại đối với thai nhi.
Một số những biểu hiện của những tác dụng được cho là do thuốc tẩy giun gây ra như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nhức đầu chóng mặt, nổi mẩn…
Khi gặp một trong các triệu chứng này sau khi uống thuốc, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Hướng dẫn uống thuốc tẩy giun đúng cách:
Hiện nay trên thị trường, thuốc tẩy giun chủ yếu có chứa hai loại hoạt chất là albendazol và mebendazol, trong đó mebendazol dễ sử dụng hơn. Mebendazol có tác dụng ức chế, ngăn cản sự hấp thụ chất dinh dưỡng của các loại giun. Đây là loại thuốc không kê đơn nên bạn có thể tự mua thuốc để tẩy giun cho cả gia đình, theo định kỳ 4-6 tháng/lần.
- Liều lượng: Người lớn và trẻ em dưới 2 tuổi: mỗi lần chỉ cần uống 1 viên 500mg
- Uống thuốc giun vào lúc nào? Bạn có thể uống thuốc giun vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, vào lúc bụng đói hoặc no. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để uống thuốc giun là sau bữa sáng. Uống thuốc vào thời điểm sau bữa sáng sẽ giúp bạn tránh được những tác dụng không mong muốn như đau bụng, buồn nôn.
- Uống thuốc giun có phải kiêng gì không? Hiện nay, khi uống các loại thuốc giun, bạn không cần phải nhịn ăn hay uống kèm thuốc tây xổ như các loại thuốc giun cổ điển trước đây.
Đọc thêm:
Mách mẹ cách tẩy giun sán từ các loại rau củ quen thuộc
Các triệu chứng bệnh ký sinh trùng của 10 bệnh quen thuộc không nên bỏ qua
2. Phòng tránh tái phát bệnh giun sán
Rửa tay trước khi ăn sẽ tránh được sự tái nhiễm giun (Ảnh: internet)
Để cơ thể có thể tránh được sự tái nhiễm giun, cần:
- Rửa tay sạch sẽ khi ăn
- Ăn thức ăn chế biến sạch sẽ, nấu kỹ và bảo quản tốt
- Diệt ruồi và gián, vì chúng có thể bám vào phân hay thức ăn nhiễm trứng giun và bò hay đậu lên thức ăn sạch
- Rửa sạch sẽ đồ chơi, không để trẻ bò lê dưới đất…
Đây là một số những lưu ý về uống thuốc tẩy giun đúng cách.
Tẩy giun với củ tỏi là một phương pháp hữu ích (Ảnh: internet)
Tẩy giun bằng củ tỏi dường như đó là một phương pháp nghe khá mới lạ, thông thường mọi người hay dùng củ tỏi để điều trị các bệnh như cảm sốt, viêm loét...nhưng nó lại cực kỳ hiệu quả khi dùng để tẩy giun, đặc biệt là khả năng tiêu diệt giun kim của tỏi.
Cách làm như sau:
Tỏi khô bóc bỏ vỏ, giã nhỏ rồi cho nước sôi để nguội vào hòa với tỉ lệ 1/10, sau đó ngâm tỏi trong nước từ 1-2 giờ đồng hồ.
Sau đó lọc bỏ bã tỏi, lấy nước, tiếp đó cho lòng đỏ trứng gà vào trộn đều rồi uống. Bên cạnh đó các mẹ còn có thể dùng dung dịch này rửa hậu môn cho trẻ bị nhiễm giun kim.
Đu đủ có khả năng tẩy giun (Ảnh: internet)
Không phải ai cũng biết trái cây có tác dụng trị giun sán. Thực tế đã chứng minh rằng rất nhiều loại trái cây có khả năng chữa giun sán, trong đó có quả đu đủ là loại quả dễ ăn, dễ kiếm…
Nó chứa một các chất chống oxy hóa và các vitamin, khoáng chất khác nhau, do đó mà chúng có tác dụng rất tích cực đối với sức khỏe của trẻ.
Trên đây là những lưu ý để uống thuốc tẩy giun đúng cách và chữa tẩy giun như thế nào nếu không muốn dùng thuốc. Chúc bạn khỏe mạnh.
Tổng hợp