Các triệu chứng bệnh ký sinh trùng của 10 bệnh quen thuộc không nên bỏ qua

Các triệu chứng bệnh ký sinh trùng của 10 bệnh quen thuộc không nên bỏ qua
Ký sinh trùng là một trong những bệnh rất khó phát hiện, do đó có thể căn cứ theo những triệu chứng bệnh ký sinh trùng sau đây để biết mình có mắc bệnh hay không.

1. Triệu chứng bệnh ký sinh trùng giun móc

Ký sinh trùng có thể đi vào cơ thể thông qua nguồn nước, rau xanh, hoa quả nhiễm độc. Khi vào cơ thể, chúng mới ở dạng ấu trùng, sau đó ký sinh nhờ vật chủ và lớn dần lên, hút các dưỡng chất của vật chủ. 

Chúng bám vào thành nội tạng, hút máu để sinh trường, khiến người bệnh gặp phải tình trạng thiếu máu. 

Triệu chứng bệnh ký sinh trùng giun máu thường gặp: cơ thể yếu đuối, mệt mỏi, đau bụng, đi ngoài thường xuyên, buồn nôn, suy nhược, thiếu máu.

Ảnh 2.

Ảnh minh họa

2. Trùng ghẻ

Trùng ghẻ là loại ký sinh trùng lây qua đường tiếp xúc. Khi chúng đẻ trứng trên da sẽ gây ra hiện tượng dị ứng, viêm da, kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, bỏng rát kéo dài.

Triệu chứng bệnh ký sinh trùng trùng ghẻ thường gặp: ngứa ngáy, cảm giác muốn gãi, ghẻ lở, đau nhức, kích thích da, mưng mủ. 

Ảnh 3.

Ảnh: Internet

3. Giun đũa

Giun đũa là loại ký sinh trùng xuất hiện nhiều nhất trong đường ruột của người. Đây là loại giun có chiều dài kỉ lục (15-35 cm) và lây từ thực phẩm nhiễm bệnh, theo đường ăn uống vào bên trong cơ thể người. 

Khi ở trong thực phẩm, giun đũa tồn tại dưỡi dạng trứng giun, sau đó, chúng sống ký sinh bằng dinh dưỡng của vật chủ, nở thành giun trưởng thành, đi xuyên qua thành nội tạng đi vào máu. 

Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Bám theo dòng chảy của máu, giun đũa đi đến phổi, gây ra hiện tượng ho kéo dài, rồi bị nuốt vào, tiếp tục trở về nội tạng. Do đó, nếu bạn bị ho thường xuyên, hãy cẩn thận với triệu chứng bệnh ký sinh trùng này và đi khám ngay lập tức để tránh bệnh nặng hơn, gây nguy hiểm.

Một số triệu chứng cho thấy bạn đang mắc giun đũa như: sốt, mệt mỏi, dị ứng, nôn mửa, đau bụng đi ngoài, khó thở và ho và một số vấn đề về thần kinh.

4. Sán máng

Sán máng thường sinh sống ở trong môi trường nước, khi cơ thể tiếp xúc phải với nguồn nước ô nhiễm, chúng sẽ bám lên các tế bào da, phá hủy tế bào và sống ký sinh trong máu của vật chủ. 

Sán máng có ảnh hưởng vô cùng nguy hại cho cơ thể con người, dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, phù thũng, tổn hại nghiêm trọng tới các bộ phận bên trong, nhất là gan. 

Ảnh 5.

Ảnh: Internet

Sán máng khi ký sinh trong vật chủ thường không có triệu chứng gì cụ thể, chúng có thể ở tới 10 năm trong cơ thể con người. Sau đó, theo đường nước tiểu rời khỏi cơ thể, sán máng ký sinh trong các loại ốc và tiếp tục sống nốt thời gian còn lại trong vòng đời của chúng. 

Những triệu chứng thường gặp: nóng sốt, đau nhức, ho, đau bụng đi ngoài, phù thũng, ngủ mê.

5. Sán dây  

Sán dây là loại ký sinh trùng có hình dạng "móc câu", thường trú ẩn trong các thực phẩm ô nhiễm và theo đường ăn uống đi vào bên trong ruột của con người. 

Sau khoảng 3,4 tháng ký sinh, chúng sẽ hút chất dinh dưỡng và trưởng thành, "ở tạm" trong cơ thể đến 25 năm. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, sán dây đẻ trứng, trứng theo đường bài tiết đi ra ngoài môi trường, động vật ăn phải sẽ bị nhiễm sán dây, sau đó tiếp tục truyền bệnh cho những người khác thông qua các thực phẩm không đảm bảo.

Triệu chứng: buồn nôn, nội tạng phát viêm, trọng lượng giảm, hoa mắt chóng mặt, co rút, dinh dưỡng ko đủ.

Ảnh 6.

Ảnh: Internet

6. Giun kim

Bên cạnh giun đũa, giun kim là loại bệnh thường gặp nhất, chúng có chiều dài 8 - 13 cm và có phần đuôi hình kim dài. 

Giun kim xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua các vết thương hở để giao phối. Quá trình giao phối của giun kim như sau:

- Giun đực kích bộ phận sinh dục vào giun cái sau đó chết đi

- Giun cái cùng giun con tiếp tục trú ngụ và ký sinh bên trong cơ thể, nội tạng của người. 

Ảnh 7.

Ảnh: Internet

Khác với các loại giun khác, giun kim không đi vào đường máu của vật chủ và cũng không thể tồn tại ở các bộ phận khác mà chỉ có thể đẻ trứng ra bên ngoài cơ thể (thường là xung quanh hậu môn) gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu và lây nhiễm qua tay khi gãi. 

Do vậy, triệu chứng bệnh ký sinh trùng giun kim thường thấy là bị viêm, ngứa ngáy vùng hậu môn

7. Ấu trùng từ muỗi

Ấu trùng từ muối là một trong những tác nhân gây nên các bệnh nhiệt đới. Muỗi mang theo các loại ấu trùng, sau đó đốt người và truyền bệnh vào trong máu.

Ấu trùng từ muỗi đi theo dòng chảy của máu đi vào tuyến hạch, nhất là ở tuyến hạch đùi, làm tổ và phát triển ở đó, sau khoảng một năm từ ấu trùng chúng phát triển thành trùng và gây các bệnh nhiệt đới, vẩy nến. 

Triệu chứng: ngứa ngày, viêm nhiễm da, hạch đau, da dầy lên, sưng phù. 

Ảnh 8.

Ảnh: Internet

8. Trùng hình cung

Trùng hình cung có dạng lưỡi liềm, vô cùng nguy hiểm vì nơi trú ngụ mà chúng yêu thích là hệ thống thần kinh trung ương.

Trùng hình cung tồn tại trong thức ăn chưa được nấu chín kỹ hoặc trong vật nuôi. Do khi vào cơ thể con người, chúng ta sẽ tự sản sinh ra các kháng thể nên rất ít triệu chứng bệnh ký sinh trùng hình cung được biểu hiện ra ngoài.

Những người có hệ thống miễn dịch càng yếu càng dễ lây nhiễm bệnh trùng hình cung, nhất là phụ nữ mang thai nếu mắc trùng hình cung có thể dẫn tới tử vong cho thai nhi.

Triệu chứng thường gặp: cảm, sốt, hàn lạnh, yếu mệt, đau đầu.

9. Khuẩn Giardia

Giardia thường sinh trưởng và ký sinh ở các bộ phận nội tạng của con người. Là loại ký sinh trùng nguyên sinh, chúng gây ra bệnh lây nhiễm Giardia.

Biểu hiện rõ nhất mà chúng gây ra là các cơn đau bụng, phát viêm, giảm khả năng hấp thụ các chất của vật chủ. Khuẩn Giardia thường tồn tại trong nước uống.

Triệu chứng thường gặp: đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, giảm thể trọng, khi ợ nấc sẽ có khí mùi như mùi trứng thối.

Ảnh 9.

Ảnh: Internet

10. Amip bệnh lỵ

Amip bệnh lỵ là ký sinh trùng ở thể đơn bào gây nên bệnh lỵ amip. 

Amip bệnh lỵ thường sinh sống trong nước, những nơi có môi trường ẩm ướt, đất cát và có thể lây nhiễm vào rau củ quả, gây bệnh cho con người, các động vật thân dài khác. 

Con đường truyền bệnh của Amip bệnh lỵ là qua phân, bám vào các thực phẩm hoặc tay và xâm nhập bên trong cơ thể. Trùng Amip vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể gây ra tử vong vô cùng lớn. 

Triệu chứng: Đến nay vẫn chưa xác định được triệu chứng chính xác của amip bệnh lỵ.

Theo Dantri

Tác giả: Phương Thuận