Thoái hóa điểm vàng ướt hay thoái hóa điểm vàng thể ướt là một bệnh mắt mãn tính, gây mờ mắt hoặc một điểm mù trong tầm nhìn. Bệnh này thường gây ra bởi các mạch máu bất thường rò rỉ chất lỏng hoặc máu vào điểm vàng. Điểm vàng hay hoàng điểm là một phần của võng mạc chịu trách nhiệm về thị lực trung tâm.
Thoái hóa điểm vàng thể ướt là một trong hai loại thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Các loại khác như thoái hóa điểm vàng thể khô thường phổ biến và ít nghiêm trọng hơn. Thể ướt thường bắt đầu từ thể khô.
Việc phát hiện và điều trị thoái hóa điểm vàng thể ướt sớm có thể giúp bệnh nhân tránh mất thị lực và có thể phục hồi thị lực một cách tốt nhất trong một số trường hợp.
Hiện nay, không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra thoái hóa điểm vàng ướt là gì. Tuy nhiên bệnh thường phát triển ở những người đã có thoái hóa điểm vàng thể khô. Ngoài ra, trong tất cả những người có thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi, khoảng 10% trường hợp là dạng ướt.
Bên cạnh đó, thoái hóa điểm vàng ướt có thể phát triển do nhiều vấn đề khác nhau như:
- Mất thị lực do tăng trưởng mạch máu bất thường. Đôi khi, các mạch máu mới bất thường phát triển từ màng mạch phía dưới và chảy vào điểm vàng. Màng mạch là lớp mạch máu nằm giữa võng mạc và lớp cứng bên ngoài của mắt (màng cứng). Những mạch máu bất thường này có thể gây rò rỉ chất lỏng hoặc máu, từ đó ảnh hưởng tới chức năng của võng mạc.
- Giảm thị lực gây ra do tích tụ chất lỏng ở phía sau mắt. Khi chất lỏng rò rỉ từ màng mạch, nó tích tụ giữa màng mạch và một lớp tế bào mỏng gọi là sắc tố võng mạc biểu mô. Điều này có thể gây ra một vết sưng trong hoàng điểm, dẫn đến mất thị lực.
Tuy rằng vẫn chưa có bất kì nguyên nhân cụ thể nào được chứng minh là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa điểm vàng ướt. Vẫn có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Tuổi tác: Bệnh này phổ biến nhất ở những người trên 65 tuổi.
- Lịch sử gia đình: Căn bệnh này có yếu tố di truyền và các nhà nghiên cứu đã xác định một số gen liên quan đến sự phát triển của tình trạng thoái hóa này.
- Hút thuốc: Hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng.
- Béo phì: Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng béo phì làm tăng nguy cơ cho các thoái hóa điểm vàng nhẹ và trung bình tiến triển thành dạng nghiêm trọng hơn.
- Bệnh tim mạch: Các bệnh ảnh hưởng đến tim và mạch máu có thể làm tăng nguy cơ cho thoái hóa điểm vàng.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoái hóa điểm vàng ướt là gì chính là vấn đề lớn mà rất nhiều người quan tâm. Thông thường, các triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa điểm vàng ướt bao gồm:
- Hình ảnh bị biến dạng như nhìn đường thẳng thành đường cong.
- Giảm thị lực trung tâm ở một hoặc cả hai mắt.
- Giảm cường độ hay độ sáng của màu sắc.
- Thấy rõ một đốm mờ hoặc điểm mù trong tầm nhìn.
- Thị lực chung bị mờ dần.
- Bệnh bắt đầu đột ngột và các triệu chứng nhanh chóng xấu đi.
Thoái hóa điểm vàng không ảnh hưởng đến tầm nhìn bên (ngoại biên), vì vậy nó hiếm khi gây mù. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín sớm nếu gặp những trường hợp sau đây:
- Nhận thấy những thay đổi về thị lực trung tâm.
- Khả năng nhìn màu sắc và các chi tiết bị suy yếu dần.
Những thay đổi này có thể là dấu hiệu đầu tiên của sự thoái hóa điểm vàng, đặc biệt nếu người bệnh hơn 50 tuổi.
Tổn thương võng mạc và thoái hóa điểm vàng ướt khiến thị lực trung tâm (phần giữa hình ảnh mắt người bệnh nhìn được) bị suy giảm, mờ hoặc tối đen hoàn toàn. . Những mạch máu bất thường và sự tích tụ của chất lỏng như máu cuối cùng tạo thành một vết sẹo, dẫn đến mất thị lực trung tâm vĩnh viễn. Phát hiện sớm các triệu chứng sẽ giúp người bệnh có cơ hội được điều trị, giảm biến chứng do bệnh gây ra.
Điều trị thoái hóa điểm vàng ướt là gì còn dựa vào tình trạng và yếu tố tuổi tác của bệnh nhân. Nguyên tắc điều trị hiện nay tập trung vào ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Phương pháp điều trị cho bệnh bao gồm:
Hiện nay, các loại thuốc này được tiêm trực tiếp vào mắt sau khi bề mặt mắt đã được gây tê. Một kim rất nhỏ được đâm vào gần góc mắt, không phải vùng trung tâm. Trong suốt quá trình tiêm, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhìn theo hướng ngược lại nhằm lộ vị trí tiêm và tránh để bệnh nhân nhìn thấy kim tiêm. Các loại thuốc kháng angiogenic hiện nay đang được sử dụng bao gồm Lucentis, Avastin và Eylea. Bên cạnh đó, một loại thuốc thế hệ cũ như Macugen, cũng được sử dụng trong những hoàn cảnh nhất định.
Nếu thuốc đáp ứng tốt, các mạch máu sẽ co lại (bớt rò rỉ) và dịch lỏng ở võng mạc được hấp thu, trả lại một số chức năng cho võng mạc và phục hồi một phần thị lực. Tuy nhiên, các thuốc này có thể dẫn đến xuất huyết kết mạc, đau mắt, nổi hạt ở mắt, tăng nhãn áp và viêm mắt. Một số thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ
Liệu pháp này đôi khi được sử dụng để điều trị các mạch máu bất thường ở trung tâm hoàng điểm. Trong phương pháp này, bác sỹ sẽ tiêm thuốc verteporfin (Visudyne) vào tĩnh mạch cánh tay của người bệnh. Thuốc này sẽ theo dòng máu đến các mạch máu trong mắt.
Sau đó, bác sỹ sẽ chiếu ánh sáng vào mắt, hướng đến các mạch máu bất thường hoặc bị rò rỉ dưới điểm vàng. Khi ánh sáng trực tiếp vào mắt, thuốc sẽ được kích hoạt và gây co mạch máu, chấm dứt tình trạng rò rỉ.
Liệu pháp quang động có thể cải thiện tầm nhìn và làm giảm nguy cơ mất thị lực. Người bệnh có thể phải điều trị lặp lại nhiều lần vì các mạch máu có thể mới rộng trở lại. Sau điều trị, người bệnh cần tránh ánh nắng trực tiếp và đèn sáng mạnh trong một vài ngày, cho đến khi thuốc hết tác dụng.
Ở phương pháp điều trị tán xạ laser, bác sỹ sẽ sử dụng một chùm laser năng lượng cao để triệt tiêu các mạch máu tân sinh bất thường ở dưới điểm vàng và hàn các mạch máu bị rò rỉ lại. Thủ thuật này được sử dụng để phòng ngừa điểm vàng bị tổn hại thêm và bảo vệ thị lực càng lâu càng tốt.
Điều trị tán xạ laser chỉ được sử dụng trong các trường hợp thoái hóa điểm vàng ướt. Thủ thuật này không dành cho bệnh nhân có mạch máu tân sinh bất thường nằm ở trung tâm điểm vàng. Ngoài ra, điểm vàng càng hư hỏng hiểu thì khả năng thành công càng thấp.
Chuyển vị điểm vàng là một phẫu thuật có liên quan đến bóc tách võng mạc, xoay chuyển võng mạc một chút và đưa nó đến một vị trí khác, do đó điểm vàng tựa trên vùng mới khỏe mạnh hơn.
Tuy rằng phẫu thuật chuyển vị điểm vàng khó có khả năng trở thành một điều trị tiêu chuẩn cho tất cả mọi người bị thoái hóa điểm vàng thể ướt, nó đã được chứng minh có hiệu quả tốt đối với một số người khi được điều trị kịp thời. Phương pháp này không có tác dụng cho thoái hóa điểm vàng thể khô vì những lý do chưa được hiểu rõ, sự thoái hóa tái phát ở vị trí mới.
Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc sau sẽ giúp bệnh nhân quản lý bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt hiệu quả:
- Ăn nhiều các loại rau củ có màu sắc sặc sỡ như màu vàng, xanh của đậu Hà Lan, cà rốt, ngô ngọt và súp lơ xanh chứa các chất giúp bảo vệ mắt chống lại thoái hóa điểm vàng.
- Người bệnh cũng nên thường xuyên thư giãn mắt bằng cách không đọc sách báo, nhìn màn hình điện tử quá lâu.
- Ngủ đủ giấc cũng là cách hiệu quả để bảo vệ đôi mắt, ngăn ngừa các bệnh về mắt, đặc biệt là thoái hóa điểm vàng thể ướt – căn bệnh gây tổn hại thị lực không thể phục hồi.
- Điều chỉnh kích thước chữ trong cài đặt máy tính. Điều chỉnh màn hình để hiển thị độ tương phản rõ hơn.
- Sử dụng đèn chiếu sáng trong nhà. Ánh sáng tốt hơn giúp việc đọc và các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về lưu ý trong phương pháp quản lý bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt là gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Là một căn bệnh khá nguy hiểm và vẫn chưa rõ nguyên nhân, các biện pháp phòng tránh thoái hóa điểm vàng ướt là gì lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau đây có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng thể ướt:
- Khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sỹ để phát hiện sớm thoái hóa điểm vàng thể ướt.
- Điều trị tốt các vấn đề sức khỏe khác có liên quan đến thoái hóa điểm vàng, bao gồm bệnh tim mạch, tăng huyết áp. Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng, nên tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.
- Không hút thuốc lá.
- Duy trì cân nặng trung bình và tập thể dục thường xuyên. Nếu cần phải giảm cân, nên giảm lượng calorie trong các bữa ăn và tăng cường tập thể dục.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại trái cây, rau lá xanh, các loại hạt, cá giàu acid béo omega-3 (chẳng hạn như cá hồi).
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung đầy đủ cho mắt nguồn chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, chất chống thoái hóa và kháng viêm có thể giúp làm chậm nguy cơ tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng, phòng ngừa mất thị lực.
Thoái hóa điểm vàng thể khô và thể ướt là 2 tình trạng riêng biệt đúng hay sai?
Có 2 loại thoái hóa điểm vàng là thể khô và thể ướt.Trong thể khô, các mảnh vụn nhỏ màu trắng hoặc vàng hình thành bên dưới điểm vàng, khiến điểm vàng bị thoái hóa. Trong thể ướt, các mạch máu sẽ phát triển bất thường ở dưới võng mạc, gần điểm vàng.
Những mạch máu này rất yếu và có thể làm máu bị rỉ ra ngoài, dẫn đến mất thị lực. Đa số mọi người sẽ mắc phải tình trạng thoái hóa điểm vàng thể khô, chỉ khoảng 10-20% số người, thoái hóa điểm vàng thể khô sẽ tiến triển thành thể ướt.
Thoái hóa điểm vàng thể ướt có di truyền không?
Tiền sử gia đình chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng. Nhưng điều đó không có nghĩa là nếu người thân của bạn bị bệnh thì bạn cũng sẽ bị bệnh. Ngoài yếu tố di truyền, còn các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị bệnh bao gồm cả các yếu tố không thể kiểm soát được. Ví dụ như tuổi cao, chủng tộc hoặc hút thuốc lá, béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol, chế độ ăn giàu chất béo và thực phẩm chế biến sẵn.
Những người bị thoái hóa điểm vàng thể ướt thường sẽ bị mù?
Những người bị thoái hóa điểm vàng thể ướt giai đoạn cuối có thể sẽ bị mất thị lực. Thoái hóa điểm vàng thể ướt có thể gây mất thị lực vùng trung tâm nhưng không hẳn là mù hoàn toàn. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể giảm đáng kể nguy cơ bị mất thị lực. Trong một số trường hợp, điều trị có thể giúp lấy lại thị lực ở mức trung bình.