Tiếp xúc thông thường không phải là con đường lây nhiễm HIV/AIDS (Ảnh: internet)
Nếu như trang bị cho mình những kiến thức về bệnh HIV/AIDS, biết được virus này không dễ lây và những con đường không lây nhiễm HIV/AIDS dù có tiếp xúc với người bệnh, bạn sẽ có cảm an toàn và bớt lo lắng hơn.
Đọc thêm:
- 4 con đường lây nhiễm HIV bạn nên biết
- Các biện pháp phòng ngừa HIV hiệu quả
Nhiều người vẫn nghĩ rằng hôn có thể là một con đường lây nhiễm HIV (Ảnh: internet)
Hôn là một trong những con đường không lây nhiễm HIV/AIDS mặc dù tiếp xúc thân mật với người bệnh. Hôn má thậm chí là hôn môi cũng không thể dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS.
Nhiều người nghĩ rằng khi hôn nhau với người bệnh HIV/AIDS có sự trộn lẫn nước bọt thì khả năng nhiễm virus là điều có thể.
Nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thành phần các chất dịch trong cơ thể như nước bọt của người bệnh, chỉ mang một lượng virus HIV rất nhỏ bé, không đáng kể. Do đó, khả năng bị nhiễm bệnh là rất khó xảy ra.
Lưu ý, trong trường hợp khi cả hai cùng bị lở loét, chảy máu chân răng, trầy da vùng miệng, khi hôn nhau, máu của hai người sẽ tiếp xúc mới dẫn đến khả nǎng lây nhiễm HIV.
Muỗi là một trong những con đường không lây nhiễm HIV/AIDS (Ảnh: internet)
Muỗi là một trong những con đường lây nhiễm nhiều loại bệnh nguy hiểm chẳng hạn như bệnh sốt xuất huyết...Tuy nhiên nó lại là một trong những con đường không lây nhiễm HIV/AIDS.
Đó là một điều khá may mắn bởi với số lượng muỗi tồn tại trong môi trường cộng với lượng người nhiễm HIV/AIDS thì mỗi năm ở nước ta tỷ lệ người mắc và chết vì "căn bệnh thế kỷ" này sẽ lên đến mức báo động.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, virus HIV không thể sống và sinh sản trong cơ thể muỗi. Chúng chỉ có thể là nơi mà các loại vi khuẩn, virus của bệnh sốt rét, sốt xuất huyết ký sinh mà thôi.
Lý do tại sao muỗi là một con đường không lây nhiễm HIV/AIDS:
Khi bị muỗi đốt thì máu của cơ thể người sẽ đi vào trong cơ thể của muỗi chứ không theo con đường ngược lại. Muỗi chỉ tiết ra một lượng nước bọt có chứa chất chống đông máu để lấy máu từ cơ thể người.
Muỗi cũng không thể là con đường khiến máu của người bị đốt trước dính sang người bị đốt sau do cấu trúc vòi muỗi khá phức tạp và tinh tế, nó làm cho máu đi vào cơ thể muỗi mà không bị dính ra bên ngoài.