HIV là căn bệnh của thế kỉ gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội. Hiện nay tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của những người bị nhiễm HIV đang ngày càng được cải thiện. Vậy những người nhiễm HIV sống được bao lâu? Trước khi giải đắp những thắc này, bạn nên tìm hiểu trước bệnh HIV là gì? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi này nhé.
HIV (tiếng Anh: human immunodeficiency virus) có nghĩa là virus suy giảm miễn dịch ở người, có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), HIV chính là giai đoạn đầu của bệnh AIDS.
Bệnh HIV là gì? Người nhiễm HIV sống được bao lâu? (Ảnh: internet)
HIV là một căn bệnh làm giảm hệ miễn dịch của con người, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển mạnh, thậm chí đe dọa đến sự sống của người bệnh.
Các giai đoạn của HIV:
- Thời kỳ sơ nhiễm: Trong giai đoạn này, người nhiễm thường không có biểu hiện bất thường hoặc có nhưng lại giống triệu chứng cảm cúm, sau đó tự hết trong vòng 1 - 2 tuần.
Người nhiễm HIV sống được bao lâu? Vào thời kỳ sơ nhiễm, có thể người bệnh sẽ có triệu chứng giống như bị cảm cúm (Ảnh: internet)
- Giai đoạn hai của nhiễm HIV là thời kỳ không có triệu chứng: người nhiễm vẫn có thể hoạt động bình thường. Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào thể chất của người bị nhiễm, có thể diễn tiến theo ba hướng:
+ Diễn tiến chậm: HIV tồn tại lâu trong cơ thể nhưng không gây triệu chứng gì vì thế nếu không đi xét nghiệm máu, họ không thể phát hiện ra bệnh.
+ Diễn tiến trung bình: HIV xâm nhập vào ở trong cơ thể 5 - 7 năm bệnh nhân mới xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng. Lúc đó, người bệnh mới đi khám và phát hiện bị nhiễm HIV.
+ Diễn tiến nhanh: bệnh nhân bị nhiễm HIV 2 - 3 năm và xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng cơ hội, bệnh nhanh chóng chuyển qua giai đoạn AIDS.
Với sự ảnh hưởng của căn bệnh này thì những người nhiễm HIV sống được bao lâu?
Nguyên nhân chính làm người bị nhiễm HIV tử vong là do các biến chứng của bệnh gây ra, khiến bệnh nhân bị lây nhiễm các bệnh nguy hiểm khác như: các bệnh nhiễm trùng cơ hội như lao phổi, lao màng não, lao hạch, ung thư…
Người nhiễm hiv không điều trị sống được bao lâu? HIV có thể khiến bệnh nhân bị lây nhiễm các bệnh nguy hiểm như lao phổi (Ảnh: internet)
Người nhiễm HIV sống được bao lâu? Tuổi thọ người nhiễm bệnh sẽ phụ thuộc vào thể chất của người bệnh.
- Nếu người nhiễm HIV có thể chất tốt, dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt khoa hoc, bệnh sẽ diễn biến chậm hơn, khi đó người nhiễm HIV có thể vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường mà không cần dùng thuốc điều trị trong hàng chục năm.
Người bị nhiễm HIV sống được bao lâu? Nó phụ thuộc vào thể chất của người nhiễm HIV (Ảnh: internet)
- Nếu người nhiễm HIV có thể chất yếu, dinh dưỡng kém, sinh hoạt không hợp lý có thể khiến cho virus HIV phát triển nhanh và có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai, sùi mào gà…), sức đề kháng ngày càng suy sụp, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội… HIV sẽ nhanh chóng chuyển sang AIDS.
Người nhiễm HIV có thể tăng tuổi thọ bằng cách sử dụng thuốc điều trị HIV (Ảnh: internet)
- Người nhiễm HIV sống được bao lâu? Họ có thể tăng tuổi thọ bằng cách sử dụng thuốc điều trị HIV, liệu pháp điều trị sớm với mục đích là ức chế sự nhân lên của virus gây bệnh trong máu, phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Vậy để phòng tránh lây nhiễm bệnh HIV cho người khác bạn nên làm gì?
Để phòng tránh lây nhiễm bệnh HIV người nhiễm HIV cần chú ý các điều sau:
- Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục .
- Trong sinh hoạt cần dùng riêng những đồ cá nhân có thể dây dính máu như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn mặt, quần lót…
- Khi máu của người bị HIV dính vào các vật dụng thì nên dùng giấy, vải loại dễ hút nước để lau sạch, rồi lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn.
- Các loại rác có dính máu như: giấy, bông, băng, gạc,… cần cho vào hai lớp túi nilon buộc chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác, đem đốt hoặc sử lý rác theo đúng nguyên tắc sử lý rác y tế.
Cần là gì để phòng tránh lây nhiễm bệnh HIV? Người nhiễm HIV sống được bao lâu? (Ảnh: Internet)
Do đó mà người nhiễm HIV sống được bao lâu còn tùy thuộc vào thể trạng và chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt của mỗi người có tốt hay không. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về căn bệnh thế kỉ này và có biện pháp phòng tránh sao cho phù hợp. Hãy sống lành mạnh và tránh xa căn bệnh gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội này các bạn nhé.