Đọc ngay: Những mẹo khử mùi hôi nách cho ngày nắng nóng!!

Đọc ngay: Những mẹo khử mùi hôi nách cho ngày nắng nóng!!
Với những người bị viêm cánh thì mùa nắng nóng chính là "mối nguy hại không độ trời chung"!. Nhưng đừng lo vì với những mẹo khử mùi hôi nách dưới đây bạn hoàn toàn có thể tự tin thả dáng!
 

Mùi hôi dưới cánh tay nói riêng hay các mùi hôi cơ thể nói chung là những hội chứng bệnh liên quan đến việc điều tiết - tuyến đầu tiết.

Tuyến này thường có mặt ở nách, nhũ hoa, tai và bộ phận sinh dục nữ. Ngoài chức năng hình thành ráy tai và tiết sữa thì tuyến đầu tiết còn có thêm khả năng là bài tiết mồ hôi nách.

Dưới đây là một số mẹo đơn giản có thể khử mùi hôi nách hiệu quả:

1. I-ốt

Theo như lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, ngoài việc là một loại gia vị được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn của gia đình Việt thì muối còn có tác dụng giúp làm lành vết thương, tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch nên được xem là chất khử mùi khá tốt nhờ cân bằng độ pH ở vùng dưới cánh tay.

meo-khu-mui-hoi-nach-2

Muối i-ốt là gia vị phổ biến có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể (Ảnh: Internet)

Cách làm: nhỏ trực tiếp vài giọt iốt lên vùng nách rồi dùng bàn chải mềm lau nhẹ nhàng. Sau đó đợi khoảng 3 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. 

2. Dầu tràm trà

Sử dụng dầu tràm trà có tác dụng làm se da và kháng khuẩn được coi là một trong các biện pháp giúp khử mùi hôi vùng dưới cánh tay hiệu quả nhất.

Cách làm: Pha hai giọt dầu tràm trà cùng hai thìa nước rồi cho bông gòn sạch vào ngâm trong hỗn hợp này sau đó đặt chúng lên vùng nách. Một cách sử dụng khác là pha hỗn hợp dạng xịt để thuận tiện sử dụng.

Xem thêm:

Mùa nắng nóng thường có những bệnh nào?

Muối i-ốt có những công dụng nào?

3. Dầu hoa oải hương

Mùi thơm của dầu hoa oải hương rất đặc trưng nên có thể lấn át được mùi hôi nách. Hơn nữa, nhờ vào đặc tính kháng vi khuẩn mạnh mẽ, tinh dầu này hoa sẽ có thể tiêu diệt được những tác nhân gây ra mùi hôi ở vùng nách.

meo-khu-mui-hoi-nach-1

Tinh dầu oải hương có tác dụng khử mùi hôi nách hiệu quả (Ảnh: Internet)

Cách làm: Pha loãng vài giọt tinh dầu vào nước sạch. Sau đó đổ trực tiếp hỗn hợp đó vào vùng da dưới cánh tay. 

4. Dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều axit béo chuỗi trung bình. Loại axit này có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ và làm phục hồi nồng độ pH ở da.

Cách làm: Nhỏ vài giọt dầu dừa ra tay rồi lấy tay thoa trực tiếp lên da. Thực hiện việc làm này 1-2 lần mỗi ngày sau khi tắm.

5. Chanh

Theo lương y Bùi Hồng Minh, do chanh tính axit cao, chanh sở hữu đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Loại quả này có thể làm giảm nồng độ pH trong da và làm vi khuẩn không thể trú ngụ ở khu vực này.

meo-khu-mui-hoi-nach-3

Chanh có tính kháng khuẩn cao (Ảnh: Internet)

Cách làm: Xát một nửa quả chanh lên vùng da dưới cánh tay. Đợi đến khi da khô thì rửa khu vực này bằng nước sạch. Nếu sở hữu làn da nhạy cảm, bạn có thể pha nước chanh với nước rồi bôi hỗn hợp này lên da bằng bông.

6. Nha đam

Nha đam là nguồn cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa. Nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, loại cây này được coi là một trong những phương thuốc hiệu quả giúp loại bỏ mùi hôi dưới cánh tay tại nhà. Ngoài lợi ích này, nước ép nha đam còn có khả năng giải độc cơ thể và loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi.

Cách làm: Nhỏ vài giọt nước ép nha đam lên tay rồi lấy tay thoa lên da. Rửa sạch vùng da này sau khi để chúng qua đêm.

7. Khoai tây

Khoai tây có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát mồ hôi ở vùng da dưới cánh tay bằng cách giảm độ pH.

Cách làm: Cắt lát một củ khoai tây rồi chà chúng lên vùng da dưới cánh tay. Khi da khô, rửa khu vực này với nước sạch.

 

Tác giả: KP