Bố mẹ sẽ giật mình vì đang mắc phải những sai lầm khi điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Bố mẹ sẽ giật mình vì đang mắc phải những sai lầm khi điều trị viêm tai giữa ở trẻ
Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý. Tuy nhiên, do không nhận thức được đúng đắn bệnh của con, bố mẹ thường tự ý làm "bác sỹ" chữa bệnh tại nhà gây nên những sai lầm khi điều trị viêm tai giữa ở trẻ.

Viêm tai là một bệnh lý khá phổ biến đặc biệt là viêm tai giữa cấp (hay gặp ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo). Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính. Viêm tai giữa cấp có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý.

Tuy nhiên nhiều cha mẹ thấy con viêm tai giữa tự ý mua thuốc điều trị theo mách bảo có thể gây biến chứng điếc do ngộ độc thuốc kháng sinh hoặc không khỏi mà trở thành mạn tính.

I. Những sai lầm khi điều trị viêm tai giữa ở trẻ

1. Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh

Nhiều cha mẹ với tâm lý cứ liên quan đến vi khuẩn là dùng kháng sinh để tiêu diệt.

Ảnh 1.

Không phải cứ dùng thật nhiều kháng sinh là tốt

Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Nhưng không phải cứ sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện theo cảm quan thì sẽ hết bệnh. Việc sử dụng kháng sinh cần theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị để tránh trường hợp quá liều hoặc kháng kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và còn làm cho bệnh tình trở nên nặng nặng và khó điều trị.

2. Sử dụng những bài thuốc dân gian tùy tiện

Việc sử dụng những bài thuốc dân gian tùy tiện không những bệnh không hết có khi còn gây nhiễm trùng nặng thêm cho tai.

3. Tự ý mua thuốc điều trị tại nhà

Với những hiểu biết cơ bản về bệnh viêm tai giữa hoặc những bài thuốc được truyền tai nhau từ những người xung quanh, ba mẹ lại ra tiệm thuốc tây mua thuốc về để tự điều trị cho con. Đây là trong những sai lầm nghiêm trọng. Cha mẹ cần lưu ý, việc sử dụng loại thuốc nào với liều lượng bao nhiêu chỉ có thể do bác sỹ khám và điều trị kê đơn cho trẻ.

4. Chỉ khám chữa khi bệnh đã nặng

Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ khi thấy những biểu hiện ban đầu vệ bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhưng lại quá thờ ơ với sức khỏe của con phải đợi đến khi bệnh tình nặng không thể tự hết mới mang trẻ đi khám. Như đã nói, bệnh viêm tai giữa nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì sẽ nhanh hết bệnh nhưng nếu để bệnh trở nặng và biến chứng vừa khó chữa trị lại có thể gây những hậu quả đáng tiếc.

Ảnh 2.

Khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ thường để liều ở nhà cho đến khi bệnh nặng mới mang đi khám

5. Không tuân theo lịch trình khám chữa bệnh của bác sĩ

Thấy con có biểu hiện viêm tai giữa ba mẹ đưa con đi khám bác sỹ ngay. Nhưng chỉ trong liệu trình đầu tiên con đã giảm bớt hoặc không còn những triệu chứng cũng như biểu hiện bị viêm nữa, ba mẹ lại không cho con đi tái khám theo lịch hẹn. Việc làm này của ba mẹ cũng không kém phần nguy hiểm. Vì việc dừng sử dụng kháng sinh khi chưa hết liệu trình hoặc khi bệnh chưa chấm dứt hẳn sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm cho bệnh tình tiến triển nặng hơn, khó điều trị và nguy hiểm hơn.

II. Ðiều trị viêm tai giữa thế nào cho đúng?

Tùy giai đoạn của viêm tai giữa mà việc điều trị sẽ khác nhau: Viêm tai giữa cấp thường được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân.

Vi khuẩn gây viêm tai giữa chủ yếu là liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu... nên kháng sinh nhóm B lactam hiện vẫn là nhóm thuốc được ưa chuộng kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.

Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn sung huyết. Nếu viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này thì việc điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ rất có ý nghĩa.

Ảnh 3.

Tùy từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị hợp lý tránh mắc phải sai lầm

Các thuốc dùng để nhỏ tai trong từng giai đoạn cũng khác nhau: giai đoạn sung huyết chủ yếu dùng thuốc giảm đau như otipax... Giai đoạn ứ mủ phải trích rạch hoặc giai đoạn vỡ mủ dùng nhóm thuốc chữa viêm tai phải an toàn với tai thủng như ciplox tránh sử dụng những thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid. Tuy nhiên, việc điều trị phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.

Tổng hợp

Tác giả: Lan Dương